Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Top 6 Loại ngộ độc thường gặp nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh

0 comments
Ngộ độc là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc bởi một tác nhân nào đó từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Tác nhân gây độc còn gọi là độc tố, bao gồm thức ăn, nước uống, hóa chất, thuốc, dược phẩm,… Độc tố có thể gây ngộ độc ở liều từ thấp đến cao tùy theo từng loại. Ngộ độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây rối loạn các quá trình sinh lý của cơ thể, có thể dẫn đến tử vong. Qua bài viết sau đây, TopChuan.com sẽ thống kê 10 loại ngộ độc thường gặp nhất tại Việt Nam hiện nay và cách phòng tránh.

Ngộ độc thuốc diệt chuột

Thuốc diệt chuột gồm có nhiều loại, được trộn vào thức ăn để bẫy chuột và được gọi chung là bả chuột. Người bị ngộ độc do uống nhầm, ăn nhầm thức ăn có chứa bả chuột hoặc uống để tự tử. Triệu chứng ngộ độc bao gồm co giật, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, suy hô hấp, xuất huyết,… và có thể tử vong.
Cách phòng ngộ độc: không sử dụng bả chuột hoặc khi sử dụng phải để xa tầm tay của trẻ em, người già. Khi lỡ ăn nhầm thức ăn có dính thuốc diệt chuột cần đến cơ sở y tế ngay để được chữa trị kịp thời.

Ngộ độc thuốc diệt chuột

Ngộ độc paracetamol

Paracetamol là một loại thuốc tây có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Người bị ngộ độc paracetamol thường do uống quá liều hoặc uống với mục đích tự tử. Paracetamol được chuyển hoá ở gan. Liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hóa chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Chất độc chủ yếu là N - acetyl - p.benzoquinone imin. Paracetamol còn gây độc cho thận, cơ tim, tuỵ và cơ vân.
Cách phòng ngộ độc: sử dụng thuốc ở liều điều trị, tránh sử dụng liều cao, tốt nhất là nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.

Ngộ độc paracetamol

Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu thường do uống quá nhiều, quá nhanh rượu ethanol hoặc uống nhầm rượu methanol. Tình trạng ngộ độc có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, hạ đường huyết, hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng của ngộ độc rượu bao gồm chi giác lẫn lộn, nôn mửa, co giật, thở chậm, da xanh, hạ thân nhiệt,…
Cách phòng ngộ độc: uống rượu với lượng vừa phải, uống từ từ, không nên uống nhanh quá. Cần phân biệt rượu methanol và ethanol để tránh nhầm lẫn khi uống.

Ngộ độc rượu

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Ngộ độc thuốc trừ sâu xảy ra do uống nhầm hoặc uống để tự tử, đôi khi qua da hoặc qua đường hô hấp do người sử dụng không có công cụ bảo hộ lao động. Ở nước ta, thường gặp ngộ độc loại thuốc trừ sâu nhóm kháng men Cholinesterase, gây ra các triệu chứng điển hình như đau đầu, nhìn mờ, khó thở, vã mồ hôi, nôn mửa, tăng tiết nước bọt, nước mắt, yếu liệt cơ. Nếu ngộ độc nặng sẽ nhanh chóng suy hô hấp, suy tuần hoàn và tử vong.
Cách phòng ngộ độc: để thuốc trừ sâu xa tầm tay của trẻ em, không đựng thuốc trong những chai nước uống để tránh nhầm lẫn. Khi phun thuốc phải có công cụ bảo hộ lao động.

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Ngộ độc khoai mì

Trong vỏ củ khoai mì có một heterozit bị thủy phân trong nước thành acid xyanhydric là chất gây ngộ độc. Một công trình nghiên cứu của bác sĩ Bạch Văn Cam - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cho thấy, ngộ độc khoai mì là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số các vụ ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%, cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn.
Cách phòng ngộ độc: chọn loại khoai mì ít độc để trồng. Khoai mì sau khi đào lên cần chế biến ngay, trước khi chế biến cần lột hết vỏ khoai rồi ngâm vào nước. Khi luộc nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt. Theo dõi trẻ em, tránh để trẻ tự đào khoai mì ăn.

Ngộ độc khoai mì

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm còn có tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các một tình trạng bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là tình trạng một người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia,...Nó cũng có thể được hiểu là là bệnh truyền qua thực phẩm, là hậu quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Cách phòng ngộ độc: chọn thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo hợp vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn. Không ăn thức ăn đã quá hạn, thức ăn ôi thiu, biến chất.

Ngộ độc thực phẩm

Nguồn: https://topchuan.com/top-8-loai-ngo-doc-thuong-gap-nhat-tai-viet-nam-va-cach-phong-tranh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét