Vịnh Triều Dương
Địa chỉ đầu tiên mà TopChuan.com muốn nhắc đến trong bài viết những cản đẹp không thẻ bỏ qua khi đến với đảo ngọc Phú Quý, BÌnh Thuận là Vịnh Triều Dương thuộc xã Tam Thanh, nằm cách cảng Phú Quý khoảng chừng 1km. Nơi đây có bãi tắm rộng, cát trắng phau trải dài tít tắp đến tận cảng cùng với làn nước biển xanh trong còn trên bờ có hàng dương, hàng dừa xanh mát, thích hợp cho dân địa phương cũng như du khách tìm đến tắm biển, cắm trại, dã ngoại.
Bãi Triều Dương dù ngắm từ vị trí nào, trên con đường quanh đảo hay dưới hàng dương xanh mát, đều rất đẹp và hoang sơ. Đây sẽ là hiên đường check in lí tưởng cho những ai có niềm đam mê với những cảnh đẹp hoang sơ và muốn tự lưu giữ cho mình những trải nghiệm tuyệt vời,
Cột cờ Phú Quý
Đây là một trong bảy cột cờ chủ quyền được xây dựng tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước. Kể từ tháng 8/2015, cột cờ chủ quyền Tổ quốc ở Phú Quý được khánh thành và sau gần một năm đi vào hoạt động, cột cờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến thăm huyện đảo này.
Từ cột cờ nhìn ra xung quanh, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bên này là màu xanh mướt của thảm thực vật, bên kia là biển cả xanh biếc, tất cả vẽ nên một bức tranh đầy hào hùng và thanh bình nơi hải đảo. Nếu có cơ hội đến với đảo ngọc Quý Quý thì nhất định bạn phải ghe qua đây một lần nhé!
Chùa Linh Sơn - núi Cao Cát
Chùa Linh Sơn - núi Cao Cát là một quần thể thắng cảnh đẹp của Phú Quý.
Núi Cao Cát ở phía Bắc đảo Phú Quý, là một trong hai ngọn núi cao nhất đảo và được người dân ở đây xem như ngọn núi thiêng. Từ xã Long Hải, du khách dễ dàng đến được chân núi rồi đi bộ theo các bậc thang bằng đá để lên chùa Linh Sơn. Nơi đây được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, tọa lạc ở phía Bắc đảo, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.
Không chỉ là địa điểm hành hương, chùa Linh Sơn còn mang đến cho bạn một chuyến du ngoạn kỳ thú, một cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc sắc. Được ngắm sóng biển mênh mông, núi non hùng vĩ, cảm nhận sự yên ả của chốn thanh tịnh, chắc hẳn tinh thần của bạn sẽ trở nên thư thả, sảng khoái sau chuyến đi.
Bờ Kè Ngũ Phụng
Vốn là một trong những công trình bảo vệ bờ biển vẫn thường được bắt gặp ở những vùng biển,đảo thường hay phải gánh chịu nhiều tác động của sóng biển, tuyến bờ kè dài gần 2.5km này giúp bảo vệ cuộc sống và các công trình trên đảo.
Tuy nhiên, không dừng lại ở những tác dụng cho cuộc sống ở người dân nơi đây, bờ kè Ngũ Phụng còn là một nét đẹp đặc trưng của đảo, là một trong những địa điểm đầy lãng mạn và thi vị cho những ai yêu thiên nhiên, đây còn là một nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn và sôngtrên đảo.
Bãi Nhỏ - Gành Hang
Nằm dưới một ngọn đồi cách trung tâm huyện khoảng 10 phút đi xe máy, là một trong những bãi tắm đẹp của Phú Quý với bờ cát trắng mịn tinh khiết, nước biển màu xanh ngọc trong vắt. Bãi cát hình lưỡi liềm được giới hạn bởi những mũi đá nhô ra biển. Khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang được quy hoạch với diện tích đất từ 10 - 20 ha, theo dự án nơi đây sẽ đầu tư từ 2 - 3 resort kết hợp với nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển và trồng cây xanh.
Khu vực này không có nhà cửa, còn khá hoang sơ, trên bờ quanh bãi là những mỏm đá đen với nhiều hình thù kỳ thú. Nước biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, không khí trong lành, là nơi lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn hòa mình vào với thiên nhiên. Vào những lúc mặt trời mọc, nước biển ở đây sáng rực, long lanh như được dát một lớp kim tuyến óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh mông bao la của trời mây sóng nước làm người ta dễ lâng lâng bay bổng tâm hồn. Nơi đây còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm.
Mũi Doi Thầy
Mũi Doi Thầy (Mộ Thầy) được xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa và là chỗ dựa tinh thần cho các ngư dân trước mỗi chuyến ra khơi. Có đến 2
Theo truyền thuyết, Sài Nại vốn là một nhà địa lý tài ba người Hoa, cho rằng đảo Phú Quý là vùng địa linh trong một dịp ghé thuyền vào nghỉ ngơi nên muốn an táng ở đây khi mất. Sau khi ông qua đời, mất 6 ngày 6 đêm để đoàn thuyền người Hoa đến đảo và an táng ông vào ban đêm nên không ai biết. Ngày tiếp theo, dân trên đảo đi làm mới phát hiện hương đèn tại khu vực mộ (thôn Đông Hải, xã Long Hải) nhưng không thấy bóng người.
Truyền thuyết khác kể rằng thầy Nại là một thương gia đồng thời là một thầy thuốc giỏi đến đảo trong một trận bão. Sau khi kết nghĩa chị em với công chúa người Chăm Bàn Tranh, thầy Nại sinh sống trên đảo làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, cứu giúp dân đảo. Sau khi mất, thầy Nại được người dân chôn cất rồi đắp nên khu dinh mộ vào năm 1665.
Đây là điểm đến tâm linh của cư dân ở đây với lễ cúng Thầy được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4/4 (Âm lịch). Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân trên đảo với những nghi thức cổ truyền, cầu trời yên biển lặng, quốc thái dân an.
Nằm dưới chân núi Cao Cát, cạnh Mộ Thầy, Bãi Doi Thầy là điểm đến lý tưởng để tắm biển, ngắm cảnh.
Hòn Tranh
Hòn Tranh là một hòn đảo nhỏ nằm giữa bốn bề sóng vỗ, cách đảo lớn (Phú Quý) khoảng 15 phút đi xuồng máy. Hòn Tranh nổi lên như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la ngập sóng. Gọi nơi đây là Hòn Tranh vì lúc xưa nơi đây mọc nhiều cỏ tranh, người dân từ hòn lớn qua hòn Tranh làm rẫy, cắt cỏ tranh về lợp mái nhà.
Theo những người cao tuổi ở đảo kể lại: "trước đây, hàng năm vào mùa gió Bấc, hải vật thường tấp vào bãi nồm của Hòn Tranh, người ta lập đội Hải Môn để đi lấy. Trên Hòn Tranh có Miếu thờ một vị tướng đã bảo vệ cho Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây sơn truy đuổi, được sắc vua Minh Mạng phong chức "Bắc Quân Đô Đốc Phủ Chưởng Phủ Sư Tạng Thái Bảo Trấn Thủ Quân Chi Thần". Năm 1976, Tôn Thất Quỳ, nha phái viên hành chính của chế độ cũ đặt thêm trong Miếu thờ ảnh Vua Gia Long".
Nguồn: https://topchuan.com/top-5-canh-dep-khong-the-bo-qua-khi-den-dao-ngoc-phu-quy-binh-thuan/