Cầm máu bằng đá lạnh
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã một lần bị đứt tay. Việc này có thể xảy ra bất kì lúc nào, và ở bất kì nơi đâu: trong bếp, khi đang nấu ăn, khi gọt hoa quả,… Mặc dù các vết thương khi bị đứt tay nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng cách cầm máu khi bị đứt tay là rất cần thiết. Một trong những cách cầm máu hiệu quả và an toàn đó chính là dùng đá lạnh.
Khi bị đứt tay, hãy nhanh chóng lấy một viên đá nhỏ trong tủ lạnh và chườm vào vết thương. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu quanh vết thương co lại, làm giảm sự tuần hoàn máu tới khu vực vết thương. Do đó, vết thương sẽ được cầm máu nhanh chóng.
Cầm máu bằng tinh bột nghệ
Bất cứ khi nào, bạn vô tình bị dính một vết dao cắt, thông thường sẽ lấy ngay một miếng vải buộc chặt hoặc rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, vết thương của bạn có thể sẽ khó cầm máu và nhanh chóng bị nhiễm trùng.
Một cách cầm máu khi bị đứt tay khác là sử dụng tinh bột nghệ. Rắc tinh bột nghệ lên vết thương sao cho đóng kín được miệng vết thương. Nghệ trong Đông y có tác dụng rất tốt để cầm máu. Nó cũng giúp làm vết thương mau lành hơn và ít để lại sẹo. Bạn đắp trực tiếp loại gia vị này lên vết thương, chúng sẽ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh và cầm máu trong vài phút.
Cầm máu bằng cây nhọ nồi
Nhọ nồi còn gọi là cỏ nhọ nồi hay còn gọi cỏ mực, là loại cây quen thuộc ở vùng quê, mọc hoang khắp nơi ở đầu bờ, thửa ruộng. Gọi là cỏ nhọ nồi vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Nhọ nồi được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có việc cầm máu hiệu quả.
Y học đã xác nhận thành phần hóa học trong nhọ nồi có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ nhọ nồi có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit. Cỏ nhọ nồi cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.
Theo đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa ở ngoài da…Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ cây nhọ nồi
- Tiểu ra máu: Cỏ nhọ nồi nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm. Ngoài ra có thể dùng cỏ nhọ nồi, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ nhọ nồi (100g) với 3 lát gừng.
- Trĩ ra máu: Cột nắm cỏ nhọ nồi để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài.
- Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: Cỏ nhọ nồi 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
- Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ nhọ nồi sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Cầm máu bằng muối
Mọi người sẽ nghĩ rằng việc dùng muối để cầm máu là một cách điều trị vô cùng đau đớn. Nhưng muối lại có thể giúp cầm máu, làm khô vết thương cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Muối hấp thụ máu và làm khô máu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Việc của bạn đơn giản và cầm một nhúm muối nhỏ rắc lên vết máu chảy và chờ đợi vết máu được cầm lại một cách hiệu quả và đặc biệt cách này cũng là cách sát trùng hiệu quả cho vết thương luôn.
Cầm máu bằng cây cỏ lào
Cỏ lào còn có tên Bớp bớp, Yên bạch; tài liệu Trung Quốc gọi là Phi cơ thảo hay Hương trạch lan; tên khoa học là Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (đồng danh: Eupatorium odoratum L.), thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, mới nở có màu phớt xanh hay tím nhạt, sau chuyển màu trắng. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Phân tích thành phần hóa học cho thấy cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.
Theo Đông y, cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc.
- Phòng đỉa cắn: Giã lá cỏ lào xoa khắp đùi trước khi lội xuống nước.
- Chữa đỉa cắn, máu chảy không ngừng: vò lá Cỏ lào xát vào cầm ngay.
- Chữa vết thương phần mềm (do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh): Lá và ngọn Cỏ lào tươi một nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Nguồn: https://topchuan.com/top-6-cach-cam-mau-tai-nha-voi-vet-thuong-nhe-hieu-qua-nhat/