Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Top 7 Bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp các thầy cô nên biết

0 comments
Quả thật nghề giáo viên không hề dễ dàng tí nào, đặc biệt là khi gặp phải những học sinh mất trật tự, hiếu động, nghịch ngợm. Bạn cũng là một giáo viên và đang cảm thấy đau đầu vì thường xuyên gặp phải những trường hợp như thế này, nhưng lại không biết cách giải quyết ra sao. Vậy thì hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu về những bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp nhé!

Dùng dấu hiệu

Thường thì các thầy cô hay dùng thước kẻ gõ trên bàn khi muốn học sinh chú ý vào bài học. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các dấu hiệu khác nhau để thầy cô có thể dùng trong lớp chẳng hạn như dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào những em vô kỷ luật, mất trật tự. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học một cách kỹ lưỡng và bỏ ra ít thì giờ ra để giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.

Dùng dấu hiệu

Kỷ luật có tính tích cực

Nếu là một thầy cô giáo giỏi, bạn hãy đừng liệt kê những điều học sinh không được làm mà hãy dùng những điều luật để diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học tập theo.
  • Thay vì nói rằng "không được chạy trong phòng" thì bạn hãy nói "đi thật trật tự trong phòng."
  • Thay vì nói rằng "không được đánh nhau" thì bạn hãy nói "giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa."
  • Thay vì nói rằng "đừng nhai kẹo cao su" thì bạn hãy nói "để kẹo cao su ở nhà."
Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các em biết rằng đây là những điều mà bạn mong các em giữ trong lớp học. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng ngại khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, là một giáo viên, bạn hãy nhìn nhận ngay điều đó. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là đã có thể khuyến khích các em.

Kỷ luật có tính tích cực

Làm chủ môi trường

Một yếu tố quan trọng nữa giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong việc học đó chính là cách trang trí và tạo không khí cho lớp học. Vì vậy các thầy cô phải mang theo mình các loại đồ nghề để tạo bầu không khí thật mới mẻ, vui tươi, sinh động sao cho phù hợp với bài học mình đang dạy. Một gợi ý nhỏ là thầy cô nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh, đảm bảo các em sẽ rất thích thú. Nói chung là phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi với thầy cô nhất, chỉ có như vậy sự tập trung vào bài mới có thể tối đa nhất. Bởi lẽ, một khi càng biết và mến yêu thầy cô nhiều, các em sẽ càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật, giữ trật tự không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô phải buồn.

Làm chủ môi trường

Can thiệp một cách ôn tồn

Đa phần các em học sinh bị gặp ban giám hiệu vì tội cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Thế nhưng, các thầy cô cần biết rằng tình trạng này xảy ra thường xuyên vì một lý do nữa đó chính là các thầy cô quá nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề, vậy nên thầy trò mới trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế này nếu thầy cô bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một người thầy.

Bạn cũng biết đấy, một thầy cô giỏi thì phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm làm cho mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vài vòng lớp học, dự đoán những gì có thể xảy ra trước khi nó thật sự xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật, mất trật tự một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là. Trong lúc giảng bài, thầy cô có thể dùng phương pháp "nhắc tên". Nếu thấy em nào nói chuyện hay đùa nghịch, thầy cô chỉ cần nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Chẳng hạn như: "Nam, em có thấy kết quả này thú vị không?" Đang nói chuyện, tự nhiên Nam nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp cũng không để ý.

Can thiệp một cách ôn tồn

Ra lệnh một cách quả quyết: Thầy muốn…

Đây là một phần của cách thứ 8, chuyên trị những học sinh vô kỷ luật. Điều này là cực kỳ cần thiết, các thầy cô hãy nói thẳng để các học sinh này biết mình phải làm gì một cách rõ ràng. Thầy cô biết dùng phương pháp này phải làm cho những học sinh thuộc dạng này chú ý đến điều tốt mà mình muốn em ấy làm, chứ không phải tập trung vào sự vô kỷ luật của em ấy. Nói: "Thầy muốn em là…", "Thầy yêu cầu em…" còn những thầy cô có ít kinh nghiệm sẽ nói: "Thầy muốn em không làm…" hay "Em không được làm…". Nói như vậy sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra tranh luận với thầy cô vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các em...

Ra lệnh một cách quả quyết: Thầy muốn…

Làm cho học sinh chú ý

Là một người giáo viên, trước khi bạn bắt đầu bất cứ một bài học nào thì bạn cũng phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp đang chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố gắng giảng dạy trong khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý, điều đó chỉ làm phí sức bạn mà thôi.

Nhiều giáo viên mới vào nghề đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ trật tự thôi. Thế nhưng không phải lúc nào cách này cũng cho kết quả tốt, bởi lẽ nếu bạn vẫn không để tâm đến điều đó thì sẽ khiến cho các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em làm ồn ào và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài.

Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Một gợi ý nhỏ đó chính là giáo viên cần yêu cầu các em phải chú ý trước khi bắt đầu bài học, nhưng không phải bằng cách quát thật to hay mắn các em mà bạn hãy đứng yên đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên, trật tự. Biện pháp đứng im không nói gì cả được đánh giá là khá hiệu quả. Thông thường, bạn chỉ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 cho đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng vừa đủ nghe. Đa số các trường hợp cho thấy rằng: một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường sẽ làm cho lớp học im lặng hơn là một thầy cô lớn giọng. Đảm bảo, thực hiện theo cách này các học sinh của bạn sẽ ngồi im để lắng nghe những gì bạn đang giảng.

Làm cho học sinh chú ý

Làm gương

Như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nói: ''Mấu chốt của phát triển giáo dục là mỗi thầy cô phải làm một tấm gương cho học sinh''. Những thầy cô tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ chức sẽ là một tấm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Những thầy cô nào mà "lời nói không đi đôi với việc làm" thì sẽ là cái cớ để học sinh dễ vô kỷ luật. Vậy nên, nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.

Làm gương

Nguồn: https://topchuan.com/top-8-bi-quyet-giup-giu-trat-tu-trong-lop-cac-thay-co-nen-biet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét