Bạn là một người dùng Internet và là một tín đồ của Google? Bạn muốn tìm kiếm thông tin nhưng lại không biết đâu mới là nguồn tin chính thống mà bạn thực sự cần? Bạn chưa biết cách xử lí nguồn thông tin và khiến chúng không thể phát huy toàn bộ quyền lực? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một câu trả lời khả quan nhất cho những câu hỏi đó!
Không ngại tìm kiếm trang thứ 2
Một số quan điểm cho rằng thật bất hạnh khi bạn phải mò đến tận trang thứ hai của Google để tìm thông tin mình cần – tất nhiên đó chỉ là một câu nói châm biếm cho kho tàng thông tin đồ sộ của Google nhưng mình khuyên bạn đừng tin vào nó. Trong thời buổi ai cũng có thể tìm kiếm thông tin trên Internet, việc chọn ra một thông tin mang tính độc đáo là rất khó khăn. Trang thứ hai có thể là mảnh đất xa lạ với một số người, nhưng sẽ là một kho vàng với những bạn chịu khó và kiên trì.
Tìm kiếm
Ở đây mình không nhắc đến chuyện tìm kiếm thông thường bằng công cụ Google mà là công cụ tìm kiếm cục bộ trong một trang web cụ thể: CTRL + F. Đây cũng là phím tắt mình yêu thích nhất khi sử dụng tin học văn phòng, và đôi lúc mình ước có một phím tắt như vậy ở ngoài đời. Khi tiếp cận nguồn thông tin, đừng tốn thời gian đọc hết chúng mà hãy sử dụng cụm phím tắt này để tìm đến những đoạn văn có chứa từ khóa trong bước 1. Điều này giúp bạn tìm được trực tiếp cụm mục đích và cũng là thao tác lọc thông tin đầu tiên khi bạn đưa chúng về sử dụng.
Từ khóa
Việc xác định từ khóa đúng và chính xác là rất quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin trên công cụ Google. Trước hết, bạn hãy xác định mục tiêu thông tin của bạn là gì và bắt đầu bằng chính những từ ngữ trong cụm mục tiêu ấy. Có hai cách tìm kiếm phổ biến là tìm kiếm trực tiếp (bạn sử dụng cả cụm mục tiêu hoặc từng phần trong cụm mục tiêu) hoặc tìm kiếm gián tiếp (thử những từ khóa có liên quan nhưng không tồn tại trong cụm mục tiêu).
Dán đặc biệt
Đây là một công cụ rất quan trọng giúp bạn xử lí nguồn thông tin đưa về. Đừng chỉ Sao và Dán thông thường, hãy Sao và Dán đặc biệt. Chi tiết mình đã đăng ở trong hình minh họa bên dưới. Điều này giúp bạn thực sự làm chủ nguồn thông tin đưa về trong máy và dễ dàng sử dụng chúng trong nhiều mục đích khác nhau. Dán đặc biệt rất hữu dụng khi bạn muốn trộn nhiều nguồn thông tin vào trong cùng một văn bản và không gặp phải lỗi chênh lệch định dạng.
Rối vết, hết đuôi
Lời khuyên mình muốn nói ở đây là: Hãy bớt chút thời gian để xử lí thông tin của bạn trước khi sử dụng hoặc công bố trước tập thể. Mình chưa nói đến chuyện phải xử lí nội dung, mà trước hết là phần trình bày, phông chữ, ngắt dòng và đoạn. Mặc dù công cụ Dán đặc biệt đã lo giúp bạn phần lớn công việc, nhưng vẫn có một số định dạng không thể chỉnh sửa tự động, như căn lề chẳng hạn. Sẽ thật tồi tệ nếu bạn đem nộp một bản báo cáo với thông tin sưu tầm lộn xộn và còn nguyên định dạng trang nguồn.
Sao và Dán
Chắc đây là hai thao tác phổ biến nhất mà tất cả các bạn đều biết rõ nên mình sẽ không nói chi tiết nữa. Có một chú ý ở phần này: Đừng ngại mà hãy sao chép tất cả những thông tin có liên quan đến cụm mục tiêu của bạn. Không có điều gì là thừa thãi hết.