Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Top 5 Game online hay nhất hiện nay

0 comments
Chơi game là một thú vui giái trí lành mạnh của nhiều người sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Tuy nhiên chơi game gì và thể loại gì là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn. Trong bài viết này, TopChuan.com sẽ giới thiệu đến bạn những game online hay nhất đang được hàng triệu người yêu thích nhé!

League of Legends - Liên Minh Huyền Thoại

  • Webiste: lienminh.garen.vn

Vào những năm gần đây thể loại game đang được ưa chuộng bậc nhất chính là Battle Royale, dẫn đầu thể loại game này không ai khác chính là Apex Legends, PlayerUnknown's Battlegrounds và Fortnite. Tưởng rằng như các tựa game trên sẽ chiếm lĩnh thị trường và số lượng người chơi vượt bậc nhưng thực tế lại không phải. Tựa game nằm trên đỉnh cao thế giới hiện tại vẫn là Liên Minh Huyền Thoại - League of Legends.


Liên Minh Huyền Thoại (viết tắt: LMHT, tiếng Anh: League of Legends, viết tắt tiếng Anh: LOL) là một trò chơi video đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA - Multiplayer Online Battlefield Arena) được Riot Games phát triển và phát hành cho hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS X, lấy cảm hứng từ mod Defense of the Ancients cho trò chơi video Warcraft III: Frozen Throne. Nó là một trò chơi được chơi miễn phí và được hỗ trợ bởi các vi giao dịch (micro-transaction). Trò chơi được công bố đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 2008 và phát hành vào ngày 27 tháng 10 năm 2009. Kể từ khi phát hành, Liên Minh Huyền Thoại được đón nhận rất tích cực, và trở nên phổ biến trong những năm sau đó. Theo một bài báo của Forbes năm 2012, Liên Minh Huyền Thoại là trò chơi máy tính được chơi nhiều nhất ở Bắc Mỹ và Châu Âu về số giờ chơi.

Đến tháng 1 năm 2014, có 67 triệu người chơi Liên Minh Huyền Thoại mỗi tháng, 27 triệu người mỗi ngày, và hơn 7,5 triệu người cùng lúc trong những thời điểm cao nhất. Trong Liên Minh Huyền Thoại, mỗi người chơi được gọi là một "triệu hồi sư" (summoner), điều khiển một nhân vật, gọi là "tướng" (Champion - phân biệt với Hero trong DOTA và God trong SMITE), để đối đầu với một đội những người chơi khác hoặc các đối thủ máy tính. Trong chế độ chơi truyền thống, mục tiêu cuối cùng của một đội là phá hủy nhà chính của đội đối phương – công trình nằm trong lòng căn cứ của đối phương và được những công trình khác bảo vệ. Mỗi ván chơi Liên Minh Huyền Thoại đều riêng biệt nhau, người chơi bắt đầu với cùng lượng tiền khởi điểm, với các tướng đều tương đối yếu, rồi dần dần tăng lên sức mạnh qua lượng tiền và kinh nghiệm thu được trong suốt ván chơi.

Liên Minh Huyền Thoại đã trở nên phổ biến và xây dựng được những môi trường thi đấu cạnh tranh cao. Riot Games tổ chức những giải đấu theo vùng như Bắc Mĩ (NA LCS, nay là LCS), Châu Âu (EU LCS, nay là LEC), Trung Quốc (LPL), Hàn Quốc (LCK), Đài Loan - Hồng Kông - Ma Cao (LMS), Đông Nam Á (GPL), Việt Nam (VCS), Nhật Bản (LJL), châu Đại Dương (OPL), Thổ Nhĩ Kỳ (TCL), các nước CIS (LCL), Bắc Mỹ Latinh (LNN), Nam Mỹ Latinh (CLS), Brasil (CBLOL) (tùy theo vị trí địa lý và trình độ người chơi tại đó). Những giải đấu vùng này chọn ra những đội tuyển xuất sắc nhất các khu vực để tham dự Mid-Season Invitational và Chung kết thế giới.

League of Legends - Liên Minh Huyền Thoại

Minecraft

  • Website: minecraft.net

Minecraft là một game sinh tồn lấy đề tài thế giới mở, với khả năng sáng tạo và xây dựng bất tận. Người chơi có thể tạo nên tất cả mọi thứ họ muốn trong thế giới Minecraft , từ những ngôi nhà bình thường tới những thành phố vĩ đại nhất, không có gì là không thể với Minecraft. Đây là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện, cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào. Tuy nhiên, có một hệ thống thành tích trong Minecraft. Chế độ chơi mặc định ở góc nhìn thứ nhất, nhưng người chơi có thể lựa chọn để chơi ở góc nhìn thứ ba. Chế độ chơi chính xoay quanh phá và đặt các khối. Thế giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối thô 3D nằm trong lưới và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như đất, đá, quặng khác nhau, nước, và gỗ. Trong khi người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể được đặt ở một vị trí cố định nào đó.

Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau. Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu như vô hạn. Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau, từ sa mạc đến rừng cho đến vùng đất tuyết. Người chơi có thể đi trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang động, khe vực, đầm lầy và các vùng nước khác nhau. Thời gian trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo dài 20 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi game, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật được gọi là "mobs", bao gồm động vật, dân làng và các quái vật. Những động vật như bò, lợn, gà, cừu có thể được săn bắt để ăn và chế tạo vật liệu, được sinh ra vào ban ngày. Ngược lại, những quái vật như nhện, bộ xương, và thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm, như hang động. Một số sinh vật trong Minecraft đặc biệt và nguy hiểm chỉ có ở đây như: Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi, có thể xuất hiện vào ban ngày và ban đêm. Slime: sinh vật chỉ xuất hiện ở đầm lầy, có khả năng tấn công nhanh và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự do.

Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó, bằng cách sử dụng một tọa độ tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo tọa độ theo ý mình. Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là "khối", mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi.

Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính được gọi là Nether (Địa Ngục) và The End (Kết thúc). Nether là một thế giới mới được đi tới bằng một cánh cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa, nơi này chứa nhiều tài nguyên độc đáo, quái vật lạ, lâu đài và dung nham. Nether cũng rộng lớn như thế giới thực. The End là một vùng đất cằn cỗi, trong đó có một con boss là con rồng được gọi là Rồng Ender trú ngự. Sau khi giết chết con rồng thì văn bản kết thúc các điều khoản của trò chơi được viết bởi Irish Julian Gough được hiện ra. Người chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm ban đầu của họ trong thế giới bình thường, và sẽ nhận được thành tích "The End". Ngoài ra còn có một boss thứ hai được gọi là "The Wither" (khô héo), mà khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao địa ngục mà khi dùng nó có thể chế tạo ra đèn hiệu


Trò chơi chủ yếu bao gồm bốn chế độ chơi: chế độ sinh tồn, sáng tạo, phiêu lưu, và khán giả. Nó cũng có một hệ thống độ khó có thể thay đổi gồm bốn cấp độ, từ khó đến dễ và dễ nhất là bình yên, loại bỏ bất kỳ sinh vật thù địch nào được tạo ra và sinh lực tự tăng.

Minecraft

Apex Legends

  • Website: www.ea.com/games/apex-legends

Là thành viên mới nhất của "đại gia đình" Battle Royale, Apex Legends của Respawn được đánh giá rất cao nhờ nhiều yếu tố khác nhau. Trò chơi có tất cả những gì mà một game Battle Royale thường có: hạ xuống từ bầu trời, nhặt nhạnh trang bị, "vòng bo" không ngừng thu hẹp, và sự căng thẳng, hào hứng của thể loại Battle Royale. Nó còn có những ưu điểm mà các tựa game đàn anh không có, hoặc chưa làm được: tốc độ khung hình mượt mà, hệ thống ping đỉnh cao, lối chơi đơn giản nhưng lôi cuốn, và đồ họa "đụng nóc" nhờ bàn tay của Respawn cùng engine Frostbite. Chưa hết, Apex Legends cũng có những điều đang khiến cộng đồng bị giằng xé như free to play, loot box, mô hình "game dịch vụ"…

Đặt bối cảnh trong vũ trụ Titanfall, Apex Legends là một tựa game bắn súng góc nhìn người thứ nhất theo phong cách battle royale, với một chút gia vị của những Team Fortress 2 hoặc Overwatch. Bạn sẽ đóng vai một trong tám legend mà game cung cấp, phối hợp cùng hai người chơi khác lập đội chống lại 57 kẻ thù để xem nhóm nào trụ vững đến cuối. Chừng đó là đủ để cho thấy một sự khác biệt rõ ràng giữa Apex Legends và các tựa game đối thủ như Playerunknown's Battleground hoặc Fortnite. Nhưng đứa con tinh thần của Respawn Entertainment còn làm được nhiều hơn thế.

Điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy khi vào game đó là sự mượt mà gần như tuyệt đối trong việc điều khiển nhân vật. Dù rằng bạn không còn có thể chạy trên tường như trong Titanfall, Apex Legends vẫn rất biết cách tạo nên nhịp điệu uyển chuyển trong mạch game với độ trễ phím rất thấp. Bạn có thể đu dây, bật tường hoặc trượt đất; tất cả xây nên một trong những sản phẩm bắn súng nhanh và đa dạng nhất trên thị trường hiện nay. Bạn muốn thoát nhanh khỏi một trận chiến mà biêt mình nắm chắc phần thua? Nếu gần đó có bất cứ con dốc nào, bạn chỉ việc trượt khỏi đó như chưa có gì xảy ra. Muốn phục kích và làm bất ngờ đối thủ? Còn gì tuyệt hơn là trèo lên trên nóc nhà và đánh úp hắn từ trên. Game hoàn toàn không có sát thương khi nhảy, nghĩa là bạn có thể thoải mái rơi từ 17 tầng lầu xuống đất mà không xây xát gì. Điều này khuyến khích người chơi chuyển động luôn hồi, nhất là khi chính kẻ thù của bạn cũng vậy.

Yếu tố chiến thuật của Apex Legends, tuy thế, không chỉ đến từ tốc độ và cách thức tiếp cận mục tiêu, mà còn đến từ lối chơi đầy sự đa dạng vốn không chỉ bao gồm chạy và bắn. Bạn vẫn nhảy từ trên cao xuống map ở đầu game và các yếu tố khác đặc trưng của battle royale, nhưng với thiết kế tổ đội ba người, chiến trường giờ đây là sân chơi của 60 cá thể chia ra 20 đội đối đầu nhau giành giật sự sống. Làm việc nhóm là điều bắt buộc nếu muốn chiến thắng, và nhà phát triển chắc chắn cũng đồng ý với điều này. Bằng chứng là trong Apex Legends, khi thành viên trong đội bị bắn gục, nếu như nhanh nhạy và may mắn lấy lại được banner của họ (dạng như thẻ tên), bạn vẫn có cơ hội hồi sinh đồng đội nếu như mang được các banner đó đến các điểm định sẵn trên bản đồ. Điều này tăng thêm một phần đáng kể chiều sâu cho Apex Legends, khi dù chỉ còn một thành viên sống sót thì cơ hội cả đội nắm tay nhau bước tới chiến thắng là điều rất khả thi. Nhưng cũng đừng chủ quan, vì chính kẻ địch của bạn cũng có thể làm điều tương tự. Đâu ai biết chắc cái thằng bạn để xổng mất ở đầu trận sẽ không quay lại với đủ team và làm gỏi toàn đội bạn ở cuối ván.

Apex Legends là trải nghiệm battle royale hoàn hảo nhất mà bạn có thể tìm thấy ở thời điểm hiện tại. Gameplay gây nghiện, tính chiến thuật cao và sự cân bằng gân như tuyệt đối trong gameplay khiến cho đứa con tinh thần của Respawn Entertainment trở thành một sản phẩm phải thử qua ít nhất một lần trong đời.

Apex Legends

DOTA 2

  • Webiste: dota2.com

Dota 2 là một trò chơi đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) được Valve Corporation phát triển, dựa theo một mod game nổi tiếng, Defense of the Ancients, từ trò chơi Warcraft III: Reign of Chaos và bản mở rộng của nó The Frozen Throne. Được công bố lần đầu vào ngày 23 tháng 10 năm 2010 qua Game Informer, trò chơi sau đó được đưa vào thử nghiệm với một bản beta miễn phí thông qua hệ thống giftcode. Valve phát hành Dota 2 qua hệ thống điều phối Steam của họ mà qua đó trò chơi được cập nhật song song với hệ thống phiên bản DotA.


Thông thường, mỗi ván Dota 2 là một trận đấu riêng biệt và chia làm 2 đội, mỗi đội gồm 5 người chơi và chiếm đóng một thành lũy ở 2 góc đối diện của bản đồ. Nằm giữa pháo đài mỗi bên là một công trình gọi là "Ancient" ("Thánh tích"); để giành chiến thắng, một đội phải phá hủy thánh tích của đội đối phương. Mỗi người chơi chỉ được điều khiển một nhân vật duy nhất sở hữu một số khả năng chiến đấu nhất định, phối hợp cùng đồng đội giành lợi thế trên bản đồ để đi tới chiến thắng.


Công việc phát triển Dota 2 được bắt đầu vào năm 2009, với việc Valve tuyển được nhà phát triển "IceFrog" của bản mod DotA làm nhà thiết kế chính của tựa trò chơi tiếp nối này. Dota 2 được khen ngợi bởi các nhà phê bình trò chơi điện tử do vừa giữ được nét đặc sắc của trò tiền nhiệm là DotA, vừa nâng cao được chất lượng trò chơi, cũng như những cảm nhận lôi cuốn, hứng thú mà trò chơi mang lại. Tuy nhiên Dota 2 cũng bị phê phán bởi việc nó có "đường cong học hỏi" dốc và cộng đồng người chơi thiếu thân thiện. Kể từ khi ra mắt, Dota 2 luôn là trò được chơi nhiều nhất trên Steam, với lượng người chơi cùng lúc ở đỉnh điểm là 1.262.612.

Dota 2 kết hợp các yếu tố của trò chơi chiến lược thời gian thực với góc nhìn từ trên xuống với các yếu tố chức năng về kinh nghiệm và đồ trong trò chơi nhập vai. Người chơi được chia vào hai đội có tên gọi Radiant và Dire. Căn cứ bên Radiant ở phía dưới bên trái (góc tây nam) bản đồ còn căn cứ bên Dire ở phía trên bên phải bản đồ. Người chơi có thể chọn một trong 116 hero với cấp độ (level) sử dụng kinh nghiệm để lên được tối đa là 25. Cách thức hero tham gia các cuộc chiến giữa hai bên phụ thuộc nhiều vào thuộc tính chính của hero đó. Trong trò chơi này mỗi hero có ba thuộc tính là strength (sức mạnh), agility (nhanh nhẹn) và intelligence (thông minh), trong đó có một thuộc tính là chính. Như vậy hero cũng được chia thành ba loại tương ứng với thuộc tính chính. Ở giữa căn cứ của mỗi bên có một công trình lớn có tên "Ancients" (Thánh tích). Mục tiêu của trò chơi là phá hủy công trình này của đối phương. Bản đồ được phân đôi bởi một con sông và cân bằng về mặt địa hình giữa hai bên. Hai căn cứ nối với nhau bằng ba con đường chính (được gọi là lane), dựa vào hướng nhìn mặc định trong game người ta gọi ba đường này lần lượt là mid (giữa), top (trên), và bot (dưới). Trên mỗi đường vào căn cứ có những trụ (tower) bảo vệ và phải phá hủy được trụ ngoài mới tấn công được trụ bên trong. Để phá được Thánh tích thì phải phá hủy được hai trụ cuối cùng bảo vệ nó. Ngoài ra, ở mỗi đường có những đơn vị quân (gọi là creep) được sinh ra đều đặn theo thời gian, tiến về căn cứ đối phương, tấn công hero và đơn vị quân, cũng như trụ của đối phương.


Để phá hủy được Thánh tích thì trên đường vào căn cứ phải chiến đấu với đối phương. Vì Dota 2 đề cao tính đồng đội nên người chơi phải phối hợp tốt với đồng đội mình mới đem lại chiến thắng cuối cùng. Đơn vị trao đổi trong trò chơi là vàng. Các hero dùng vàng để mua đồ đạc, tăng cường sức mạnh và những khả năng khác do những món đồ mang lại. Vàng mỗi hero có tăng theo thời gian, tuy nhiên không đáng kể. Vàng chủ yếu thu được từ việc tiêu diệt hero, phá hủy công trình, tiêu diệt đơn vị quân đối phương. Những công việc này đem lại cả điểm kinh nghiệm. Từ đó có một kỹ năng là tự tiêu diệt đơn vị quân hoặc công trình bên mình (gọi là deny) khi còn ít máu để tránh việc đối phương có vàng và giảm lượng kinh nghiệm thu được. Khi hero tích lũy đủ kinh nghiệm thì sẽ tăng cấp độ. Khi tiêu diệt đối phương thì người chơi có đòn kết thúc cuối cùng sẽ thu được nhiều vàng và kinh nghiệm hơn, từ đó có kỹ năng canh để có đòn kết thúc (last hit). Với các trụ bên trong, cũng như hero cấp độ cao thì khi tiêu diệt người chơi sẽ thu được nhiều vàng hơn.

DOTA 2

OverWatch

  • Website: playoverwatch.com

Overwatch là một trò chơi điện tử bắn súng góc nhìn thứ nhất (First-person Shooter hay FPS) đa người chơi kết hợp với yếu tố MOBA (Multiplayer Online Battle Arena) được phát triển và phát hành bởi Blizzard Entertainment. Vòng thử nghiệm giới hạn của game bắt đầu từ ngày 27 tháng 10 năm 2015 và kết thúc vào ngày 15 tháng 4 năm 2016. Sau đó từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 5 là vòng thử nghiệm rộng rãi kéo dài 36 tiếng, thu hút đến hơn 9.7 triệu lượt người chơi thử trên toàn cầu, phá kỷ lục game có lượng người chơi thử đông nhất ở một vòng thử nghiệm rộng rãi. Game chính thức ra mắt toàn cầu vào ngày 24 tháng 5 năm 2016 cho các nền tảng Microsoft Windows (PC), PlayStation 4, và Xbox One.


Overwatch chơi theo kiểu đấu chính là đấu đội với hai đội đối phương gồm sáu người chơi. Người chơi sẽ chọn một trong những anh hùng (Hero), mỗi anh hùng đều có kỹ năng đặc trưng riêng và theo vai trò thuộc 3 nhóm: Sát thương (Damage) - Chống chịu (Tank) - Hỗ trợ (Support). Trong quá trình thiết lập trước trận đấu, những người chơi trong đội sẽ được tư vấn từ đầu trận đấu nếu đội của họ không cân bằng, chẳng hạn như nếu thiếu anh hùng Chống chịu hay người hồi phục máu, họ sẽ khuyến khích các người chơi khác chuyển sang các anh hùng khác trước trận đấu và cân bằng đội hình xuất phát. Trong một trận đấu, người chơi có thể chuyển đổi giữa các nhân vật trong trò chơi sau khi chết hoặc bằng cách trở về căn nhà của họ. Trò chơi được thiết kế để khuyến khích người chơi thích ứng với đội đối phương trong một trận đấu bằng cách chuyển sang các nhân vật phản ánh tùy theo khả năng của mình.

Mỗi anh hùng có một vũ khí chính và ít nhất là hai kỹ năng bổ sung mà có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, một số đòi hỏi một thời gian hồi chiêu ngắn trước khi chúng có thể được sử dụng lại. Hơn nữa, mỗi người chơi từ từ nạp chiêu cuối của nhân vật; chiêu cuối được nạp theo thời gian nhưng có thể nạp nhanh hơn để đánh bại đối thủ hoặc thực hiện các nhiệm vụ có ích khác cho đội của họ như hồi phục (hồi máu) cho các thành viên khác trong nhóm. Khi đã sẵn sàng, người chơi có thể sử dụng kỹ năng này vào bất kỳ thời điểm nào và nó có thể kéo dài trong vài giây (như tăng sức tấn công hoặc miễn nhiễm đối với các cuộc tấn công) hoặc là một kỹ năng đảo ngược tình thế (chẳng hạn như hồi sinh bất kỳ thành viên nhóm nào vừa nằm xuống gần đây), sau đó sau đó họ phải chờ một thời gian để lấp đầy lại thanh chiêu cuối lần nữa. Những người chơi đối phương sẽ được cảnh báo khi người trong đội sử dụng chiêu cuối bằng một câu nói cảnh báo từ nhân vật, thường bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của nhân vật (ví dụ Mei, Zarya, Genji,...). Chẳng hạn, tay súng cao bồi McCree sẽ nói "It's high noon" khi người chơi kích hoạt chiêu cuối để nhắm mục tiêu đến nhiều kẻ thù có thể nhìn thấy và gây ra những sát thương chết người cho những người vẫn còn trong tầm nhìn. Điều này cho phép người chơi phản ứng trong một thời gian ngắn để ẩn nấp khỏi tầm nhìn hoặc đáp trả lại.


Overwatch sử dụng một hệ thống phát lại tức thì tự động, được thiết kế để làm nổi bật các khoảnh khắc quan trọng của trò chơi. Sau khi kết thúc trò chơi, máy chủ sẽ chọn một đoạn highlight của trận đấu có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của trò chơi, chẳng hạn như sự hạ gục nhanh chóng hoặc hồi máu cho đồng đội một cách hiệu quả, và sau đó phát sóng cho tất cả người chơi. Đây được gọi là "Nổi bật nhất trận đấu" ("Play of the Game" trong trận đấu thường hoặc "Play of the Match" trong trận đấu xếp hạng, thường được viết tắt là "PotG" hoặc "PotM"). Sau đó, màn hình kết quả được hiển thị, làm nổi bật lên đến bốn người chơi từ cả hai đội cho thành tích của họ trong trận đấu (như số máu được phục hồi, đã hồi phục hoặc đã chặn sát thương, hoặc thời gian dành cho mục tiêu) và tất cả các người chơi được trao tùy chọn khen thưởng một trong số những người chơi nổi bật đó.

OverWatch

Nguồn: https://topchuan.com/top-7-game-online-hay-nhat-hien-nay/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét