Hố đen "ăn" lẫn nhau
Hố đen "ăn" tất cả những gì chẳng may tới gần chúng, một hố đen khác cũng không ngoại lệ. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hố đen to lớn bất thường ở trung tâm dải một dải thiên hà bị hố đen lớn hơn ở thiên hà khác "tiêu diệt". Sử dụng đài quan sát Chandra X ray của NASA, các nhà khoa học đã phát hiện 2 hố đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, với một hố đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt Trời và hố đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt Trời.Hố đen sáng nhất
Dù lực hút trọng trường từ các hố đen đến nỗi ánh sáng không thể thoát ra được, chúng cũng tạo nên các quasar - các vật thể sáng nhất, mạnh mẽ và tích cực vận động nhất trong thiên hà. Khi các hố đen siêu lớn nằm ở trung tâm thiên hà chúng hút khí và bụi ở xung quanh và phun ra một lượng năng lượng khổng lồ. Quasar sáng nhất chúng ta có thể quan sát được là 3C 273, cách chúng ta 3 tỉ năm ánh sáng.Hố đen phụt "đạn"
Ngoài việc nuốt chửng các vật thể khác, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hố đen cũng có thể nhả ra vật chất. Các quan sát đối với hố đen H1743-322 đã hé lộ rằng nó có thể hút vật chất khỏi ngôi sao gần đó rồi bắn những "viên đạn" khí ra ngoài với tốc độ gần bằng 1/4 vận tốc ánh sáng.Hố đen nhỏ nhất
Sau hố đen lớn nhất là hố đen nhỏ nhất. Hố đen nhỏ nhất tính tới thời điểm hiện tại là IGR J17091-3624. Với tổng khối lượng chỉ bằng 1/3 so với khối lượng của Mặt Trời. Gần chạm tới giới hạn trên lý thuyết để một hố đen có thể tồn tại ổn định. Tuy nhỏ bé nhưng chúng cực kì dữ dội, khi sức gió có thể đạt tới 20 triệu mph- nhanh gấp 10 lần tốc độ từ hố đen có khối lượng ngôi sao mà con người đã quan sát được cho tới nay.Hố đen lớn nhất
Ai cũng biết hố đen có kích thước gấp mấy tỉ lần khối lượng của Mặt Trời. Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra được hố đen có kích thước lớn nhất vũ trụ ở gần hai thiên hà kề nhau. Thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Leo cách chúng ta khoảng 320 triệu năm ánh sáng, là nơi tồn tại của hố đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Tầng ngoài cùng của hố đen hay còn gọi là "chân trời sự kiện" của hai hố đen này rộng gấp 5 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới sao Diêm Vương và chúng nặng gấp 2500 lần hố đen nằm ở trung tâm dải thiên hà Milky Way có tầng ngoài cùng chỉ bằng một phần năm quỹ đạo của sao Thủy.Nguồn: https://topchuan.com/top-5-bi-an-ve-ho-den-ky-la-nhat-trong-vu-tru/