Phân bổ thời gian hợp lí
Rất nhiều bạn thí sinh gần hết giờ vẫn chưa làm xong bài dẫn đến tình trạng mất bình tĩnh, gây ảnh hưởng đến kết quả bài thi. Khi tìm hiểu bố cục đề của Bộ Giáo Dục, các bạn hãy tự định hình cho mình mỗi dạng bài chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó tự ước lượng thời gian sao cho hợp lí. Các bạn nên ước lượng sao cho vẫn thừa một khoảng thời gian nhất định để có thể phòng trường hợp như "bí ý", bút hết mực... Các bạn nên dành 5 phút đến 10 phút cuối giờ để có thể đọc lại và soát lại bài để có thể yên tâm sau khi nộp bài.Biết cách tổng hợp và phân loại nội dung kiến thức
Trong quá trình làm quen với các kiến thức mới cũng như khi ôn tập, các bạn phải biết cách tổng hợp, phân loại từng mảng nội dung kiến thức cụ thể như phong cách tác giả, đề tài, trường phái nghệ thuật… Điều đó chắc chắn sẽ hữu ích vì sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện, vừa tổng thể vừa chi tiết về các đối tượng kiến thức khác nhau. Đồng thời việc tổng hợp và phân loại sẽ giúp các bạn cũng có thể so sánh, tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm này và tác phẩm kia.Kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn
Trong quá trình ôn luyện và thi Văn thì kĩ năng làm bài đóng vai trò hết sức quan trọng. Để đạt kết quả tốt nhất có thể trong kì thi tuyển sinh, các bạn cần phải trau dồi kĩ năng phân tích, giải thích, bình luận, so sánh, đối chiếu... Từ đó, biết kết hợp, vận dụng khéo léo trong bài viết để tạo nên sự đa dạng, mới mẻ trong lối viết, tránh cách dụng văn đơn điệu, một màu, nhàm chán. Một khi đã viết văn thuần thục cộng với kiến thức nền vững, các bạn sẽ không bao giờ phải rập khuôn văn mẫu hay tốn hàng giờ học thuộc tất cả những bài văn mẫu có sẵn. Nhờ vậy, chắc chắn bài văn của bạn sẽ được đánh giá rất cao.Viết đúng và trúng
Rất nhiều bạn có ý nghĩ rằng viết càng dài càng tốt hay viết càng dài càng được nhiều điểm. Ý nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm. Tất nhiên nếu bài văn ngắn quá sẽ làm mất hứng người chấm nhưng các bạn không nên viết quá lan man mà không rõ ý, không trúng với yêu cầu của đề bài. Vì vậy, các bạn nên tự lập cho mình dàn ý trước khi viết, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng để khi viết ta không bị lan man, dài dòng.Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Các bạn thí sinh nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Việc này sẽ giúp cho các bạn có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi. Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng… Các bạn cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt trong biểu điểm chấm thi, hay qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó. Như vậy, bài của các bạn sẽ rất sát với đáp án của Bộ và sẽ được đánh giá rất cao.Nguồn: https://topchuan.com/top-7-bi-kip-thi-dai-hoc-mon-van-hieu-qua-nhat/