Vừ A Dính
Vừ A Dính (1934-1949), là con một gia đình người dân tộc H'mông tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).[1], miền bắc việt Nam. Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của Việt Minh tại huyện Tuần Giáo.Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây... Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp vây bắt được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi. Vừ A Dính liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Pháp, và là một nhân vật trong nhiều tài liệu, sách giáo khoa của Việt Nam.
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi (01/02/1940 - 15/10/1964) là con thứ ba (do đó còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam. Sau Hiệp ước Geneve, gia đình Nguyễn Văn Trỗi vào Sài Gòn sinh sống. Nguyễn Văn Trỗi là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ tương lai Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5/1963 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam. Nguyễn Văn Trỗi bị bắt giam và kết án tử hình bởi chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện này, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh là một người chiến sỹ anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Câu nói của người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: "Còn giặc Mĩ thì không có hạnh phúc" đã gây xúc động cho giới trẻ và nhân dân tiến bộ khắp năm châu.
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/11/1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở làng Việt Xuyên, xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình Lý Tự Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ cách mạng. Năm 1929 Lý Tự Trọng tập hợp thanh niên thành lập Đoàn thanh niên cộng sản trong nước. Năm 1931 trong cuộc họp kêu gọi quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp bị phát hiện, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu đồng đội và đã bị bắt. Bị tra tấn giã man và kết án tử hình. Người anh hùng Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17, với câu nói nổi tiếng: "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác". Cuộc đời anh, sự nghiệp hoạt động cách mạng của anh mãi là tấm gương, bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Trần Văn Ơn
Trần Văn Ơn (29/05/1931 - 09/01/1950) tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh là bà Huỳnh Thị Tữu. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948. Trần Văn Ơn là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.
Trần Can
Trần Can (1931 - 1954) quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, một quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn giặc. Khi nổ súng, mặc cho hỏa lực địch bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, chỉ huy tiểu đội diệt bọn địch còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng. Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trần Can được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn. Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trần Can được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam. Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.
Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.
Phan Đình Giót
Phan Đình Giót ( 1922 - 1954) sinh ở làng Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót giữ chức Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, tiểu đoàn 428, Trung đoàn 312, và là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi cách mạng tháng 8 thành công anh tham gia vào chiến đấu tự vệ, anh xung xong nhập ngũ năm 1950. Năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng hành quân gần 500 người, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to: " Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân ". Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Viết Xuân (20/01/1933 - 18/11/1964) là một chiến sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" trong Chiến tranh Việt Nam. Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi, ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 18 tháng 11 nǎm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!". Trong đời binh nghiệp, ông từng làm trinh sát thuộc C3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.
Kim Đồng
Kim Đồng (1929 – 1943) tên thật là Nông Văn Dền là một thiếu niên người dân tộc Nùng, là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở chiến khu Pác Bó. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin khi vừa tròn 14 tuổi.
10 cô gái Tiểu đội 4
Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ở tiểu đội 4 trong kháng chiến chống Mỹ. Vào năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá gồm 10 cô gái tuổi từ 17 đến 24. Trưa 24/7/1968, như mọi ngày, 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình...