Đền Grand Jaguar.
Tikal là tàn tích của một thành phố cổ tìm được trong một khu rừng mưa ở phía Đông Guatemala, rộng khoảng 60 km2, là một trong những thành phố lớn của nền văn minh Maya và là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3.000 cấu trúc trên diện tích 6 dặm vuông, với hơn 200 di tích đá điêu khắc và bàn thờ. Đây là một trong những kim tự tháp lớn nhất của người Maya.
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa, có lối đi bậc thang ở giữa, các mặt xung quanh ngôi đền cũng được làm theo dạng bậc thang. Trên đỉnh ngôi đền là một khu vực có cấu trúc mái vòm, ở đó có một cánh cửa nhỏ dẫn vào bên trong đền và bố trí bên trong là giống nhau. Đền cao 47 m, với các bậc thang rất dốc.
Tikal là một điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch với mệnh danh " Thành phố âm thanh". Các quần thể kiến trúc tại đây được UNESCO công bố trở thành di sản thế giới năm 1979.
Đền Borobudur.
Borobudur là một quần thể đền tháp lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới.
Tọa lạc trên đỉnh đồi giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, Borobudur sừng sững nổi lên giữa lòng chảo, chung quanh là núi rừng bao bọc. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java.
Ngôi đền có 12 tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ. Toàn bộ ngôi đền được xây bằng 3000 viên đá xếp thành một mặt bằng hình vuông rộng 2500 m^2. Từ chân đồi khách phải trèo hơn 15 m mới lên tới nền đền. Cấu trúc ngôi phù đồ gồm 12 nền lộ thiên to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, chồng lên nhau tạo thành một khối cao 42 mét. Chiều dài mỗi cạnh nền dưới cùng là 123 m. Nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc đường chu vi của tất cả 12 tầng thì tổng cộng là 5 km.
Tầng thứ nhất (từ chân đồi lên) có bình đồ hình vuông, mỗi bốn cạnh căn đúng vào bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Khoảng giữa mỗi cạnh để trống 7,38 m, hai bên đặt con sư tử lớn bằng đá chầu hai bên. Mỗi tượng thú cao 1,7 m kể cả bệ, dài 1,26 m, và rộng 0,8 m. Miệng sư tử nhe răng, lông bờm ở lưng, cổ, ngực dựng lên trông rất dữ tợn. Đuôi con thú uốn cong ngược về phía sau. Trong tám con sư tử ở bốn cạnh thì một số đã được đẽo gọt, chạm trổ hoàn chỉnh. Vài con còn ở dạng dở dang, chưa hoàn tất.
Tầng thứ hai của đền cách tầng thứ nhất 1,52 m, không xây theo dạng hình vuông như tầng thứ nhất mà hình đa giác có tổng cộng 20 cạnh. Tuy nhiên, vẫn có bốn cạnh lớn hướng về 4 phương trời, giữa 4 cạnh lớn này lại có 4 tầng cấp. Hai bên tầng cấp có lan can uốn cong thể hiện độ tinh tế tuyệt vời. Cuối lan can là một đầu voi to, trong miệng voi lại ngoạm một con sư tử, còn đầu lan can kia là hình tượng của một đàn sư tử, mõm mở rộng, lưng tựa vào tường.
Từ tầng 3 trở lên tháp được xây dựng theo hình vuông nhưng đến 3 tầng trên cùng lại được xây theo hình tròn. Trên mỗi tầng có nhiều hình ảnh được chạm khắc bên ngoài miêu tả các đền tháp, tượng phật,...Trên cùng của tháp là mái tròn hình chuông.
Tất cả các bậc thềm từ tầng 1 đến tầng 9 đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các bồ tát và các vị đã giác ngộ Phật pháp, và cả những cảnh trên niết bàn hay dưới địa ngục. Riêng ba tầng trên cùng phẳng phiu, trơn nhẵn có trổ 72 tháp chuông hình mắt cáo.
Ngày nay, Borobudur vẫn được sử dụng như là địa điểm hành hương. Ngoài ra, đây là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia. Đền được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991.
Đền Angkor Wat
Khi nhắc tới đền thờ trên thế giới, có lẽ Angkor Wat là cái tên sẽ được nghĩ đến đầu tiên. Prasat Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta. Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua KhmerSuryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura để thờ thần Vishnu.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor Wat quay mặt về phía Tây. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm.
Bức tường bên ngoài, dài 1,024 m, rộng 802 m và cao 4,5 m, được bao quanh bởi một khu đất rộng 30 m và một con hào rộng 190 m. Lối vào đền là một bờ đất ở phía Đông và một đường đắp bằng sa thạch ở phía Tây. Lối vào chính ở phía Tây được thêm vào sau, có thể nhằm thay thế cho một cây cầu gỗ. Tại mỗi hướng chính đều có một kiến trúc cổng vào.
Đền sử dụng sa thạch làm vật liệu xây dựng chính. Hầu hết các khu vực có thể nhìn thấy là các khối sa thạch, trong khi đá ong đã được sử dụng cho các bức tường bên ngoài và cho các bộ phận cấu trúc ẩn.
Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc. Các yếu tố đặc trưng của phong cách bao gồm: các tháp dạng oval giống như búp sen; các hành lang nhỏ để mở rộng lối đi; các phòng dọc theo các trục để kết nối các khoảnh sân; và các bậc thang hình chữ thập xuất hiện dọc theo các trục chính của ngôi đền. Các yếu tố trang trí điển hình là devata (hoặc apsara), phù điêu, và trên các bức tường áp mái là các vòng hoa lớn và những cảnh dẫn truyện. Các bức tượng của Angkor Wat được đánh giá là bảo thủ, thiếu sinh động và thiếu hấp dẫn. Các yếu tố khác của thiết kế đã bị phá hủy bởi nạn cướp bóc và thời gian, bao gồm vữa mạ vàng trên tháp, lớp mạ vàng trên một số bức phù điêu, và các tấm trần và cửa ra vào bằng gỗ.
Đền Karnak
Quần thể đền Karnak, là một di tích nổi tiếng nằm ở thành phố Thebes, kinh đô cũ của Ai Cập. Di tích này gồm nhiều tàn tích của những ngôi đền, những bức tượng khổng lồ, những sảnh thờ và những tòa tháp.
Nằm phía đông của sông Nile, ngôi đền này được xây dựng từ năm 1580 - 1160 năm TCN. Theo nghiên cứu, đền Karnak là nơi người Ai Cập thờ thần mặt trời Amun-Ree (thần Mặt Trời), Montu (thần chiến tranh) và Mut (vợ thần Mặt trời) và các vị vua Pharaoh trong nhiều thế kỷ. Ngôi đền đã được xây dựng liên tục bởi khoảng 30 vị Pharaoh nối tiếp nhau. Mỗi Pharaoh đều muốn đặt dấu ấn của mình vào đền Karnak bằng những nét kiến trúc khác nhau.
Với lối kiến trúc phức tạp và sở hữu nhiều tượng đá khổng lồ, ngôi đền khiến cho nhiều khách tham quan phải kinh ngạc. Ấn tượng đầu tiên của ngôi đền là cổng chào với hai hàng sư tử đầu cừu đồ sộ - biểu tượng của thần Amun, vị thần của sự thông thái. Với cửa lớn hùng vĩ, đình viện, đại điện, rất nhiều cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông. Cửa ngoài cùng của đền chính cao 43,6 m, rộng 113 m, vách tường dày 15 m, sau cửa là hành lang với cột vây quanh, có thể thông đến những đền nhỏ hơn. Những kiến trúc đặc sắc sắc nhất của ngôi đền là hàng trăm cột đá với chiều cao nguyên bản 16 m, đường kính rộng hơn 1 m.
Điều đặc biệt khi tham quan ngôi đền là những bản khắc chữ trên các bức tường đá. Nó khá thú vị và đặc biệt - bởi đó là 1 lời cầu nguyện của vị Pharaoh tiên đế. Những chữ khắc trên đó là những kí hiệu khá giống cấu tạo chiếc chìa khóa, được tạc kín khắp xung quanh vị Pharaoh. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả chiến công của các Pharaoh một cách hết sức sống động.
Sau hàng nghìn năm tồn tại, Karnak vẫn được người Ai Cập xem là ngôi đền linh thiêng nhất của đất nước mình. Đền Karnak ở Ai Cập đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.
Đền thánh Saint Sava.
Belgrade, thủ đô của Serbia, là nơi có nhà thờ Chính thống lớn nhất thế giới và nằm trong số các tòa nhà nhà thờ lớn nhất thế giới. Nhà thờ được dành riêng cho Thánh Sava, người sáng lập Giáo hội Chính Thống Serbia và một nhân vật quan trọng trong Serbia thời trung cổ. Kiến trúc này bắt đầu được xây dựng vào năm 1985, nhưng phần lớn công việc chỉ được hoàn thành vào năm 2004.
Nhà thờ có hình dạng một cây thánh giá Hy Lạp. Nó có một mái vòm trung tâm lớn được hỗ trợ trên bốn trụ tường nhô ra trên mỗi bên bởi một bán mái vòm thấp hơn trên một đài tưởng niệm. Bên dưới mỗi bán vòm là một bộ sưu tập được hỗ trợ trên một dãy cuốn. Mái vòm cao 70 m, trong khi cây thánh giá mạ vàng chính là cao 12 m, tổng cộng 82 m với chiều cao của Nhà thờ Thánh Sava. Đỉnh cao nhất là 134 m so với mực nước biển 64 m trên sông Sava; do đó, nhà thờ giữ một vị trí thống trị trong cảnh quan thành phố của Belgrade và có thể nhìn thấy từ tất cả các phương pháp tiếp cận đến thành phố.
Nhà thờ dài 91 m từ Đông sang Tây, và 81 m từ Bắc xuống Nam. Nó cao 70 m với đường chéo mạ vàng chính kéo dài thêm 12 m. Các mái vòm của nó có 18 cây thánh giá mạ vàng với nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi tháp chuông có 49 chuông của chiếc chuông Áo Foundry Grassmayr.
Nó có diện tích bề mặt 3.500 m2 ở tầng trệt, với ba phòng trưng bày 1.500 m2 ở tầng một, và một phòng trưng bày 120 m2 ở tầng hai. Giáo Hội có thể nhận 10.000 tín hữu bất cứ lúc nào. Tầng hầm chứa một hầm mộ, kho bạc của Thánh Sava, và nhà thờ lớn của Saint Lazar với tổng diện tích 1.800 m2.
Tổng diện tích sơn của mái vòm là 1.230 m2. Đây là một trong những khu vực cong lớn nhất được trang trí bằng kỹ thuật khảm. Tổng trọng lượng của khảm là 40 tấn. Bức bích họa trung tâm mô tả sự thăng thiên của Chúa Giêsu và đại diện cho Đấng Christ phục sinh, ngồi trên một cầu vồng và tay phải được nuôi dưỡng trong phước lành, được bao quanh bởi bốn thiên thần, Tông Đồ và Theotokos. Thành phần này được lấy cảm hứng từ khảm trong mái vòm chính của Nhà thờ St Mark ở Venice.
Đền Sri Ranganathaswamy
Nhắc đến tôn giáo, không thể bỏ qua Ấn Độ - cái nôi của nền văn minh tôn giáo. Nổi bật nhất là đền Sri Ranganathaswamy ở Srirangam là một đền thờ quan trọng, đón hàng triệu lượt du khách ghé thăm và hành hương mỗi năm. Đây là ngôi đền Hindu quan trọng lớn nhất trên thế giới (Ankor là ngôi đền lớn thứ hai).
Tổng thể ngôi đền rất đồ sộ: Nó bao quanh một khu vực rộng khoảng 63 ha với 7 bức tường đồng tâm, bức tường phía ngoài cùng có chiểu dài khoảng 4 km. Ngôi đền Sri Ranganathaswamy rất nổi tiếng vì lối ra vào ở dưới những kim tự tháp đầy màu sắc. Ngôi đền có 21 lối đi tổng thể, lối đi lớn nhất có 15 tầng và có độ cao gần 60 m. Công trình này bao gồm 21 tòa tháp, tháp lớn nhất có chiều cao 73 m. Qua nhiều thế kỷ, ngôi đền càng ngày càng trở nên to lớn hơn rất nhiều so với kích cỡ ban đầu của nó.
Ngôi đền này được xây dựng cho Vishnu, một trong ba vị thần trong đạo Hindu. Ngôi đền Hindu được hoàn thành trong 967 sau công nguyên và được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một phương tiện mà lends tự để chạm khắc trang trí tường công phu mà vẫn nhìn thấy rõ ràng ngày hôm nay.
Đền Akmshardha
Đền Akshardham tọa lạc bên bờ sông Yamuna, cách khoảng 10km về phía Đông trung tâm New Delhi, Ấn Độ. Akshardham có nghĩa là đời đời bình yên, nơi ở thiêng liêng của Đấng Tối Cao, là nơi ở của các giá trị vĩnh hằng.
Akshardham là một tổ hợp đền-tháp Hindu bằng đá kỳ vĩ nhất của Ấn Độ được khởi công xây dựng vào năm 2001 và được hoàn tất vào năm 2005. Điểm chính yếu của quần thể là ngôi đền Akshardham được xây dựng bằng đá cẩm thạch củaCarrara của Ý và sa thạch của Rajasthani, hoàn toàn không sử dụng vật liệu thép trong quá trình xây dựng. Đá sa thạch (màu hồng) tượng trưng cho lòng thành kính mãi không thay đổi và đá cẩm thạch (trắng) tượng trưng cho sự tinh khiết tuyệt đối và hòa bình vĩnh cửu.
Ngôi đền chính là một kiệt tác kiến trúc cao 43 mét; rộng 96,5 mét; dài 108,5 mét. Bao gồm 234 cột trụ đá được chạm trổ tinh vi; 9 mái vòm; và hơn 20.000 hình ảnh của các vị ẩn sĩ (sadhus), người phụng hiến và đạo sư (archaryas) được điêu khắc hoàn mỹ. Phần chân đế của đền được trang trí bằng một chuỗi phù điêu gồm 148 con voi Gajendra (Voi thần trên cõi trời), to bằng kích cỡ thật, nặng ba ngàn tấn, thể hiện tầm quan trọng của hình tượng voi trong văn hóa và lịch sử Ấn Độ giáo, tượng trưng cho hòa bình, cái đẹp và sự dịu dàng.
Điểm chính yếu trong quần thể của đền kiến trúc. Kiến trúc của ngôi đền này thể hiện bản chất và tầm quan trọng của kiến trúc cổ đại của Ấn Độ. Ngoài kết cấu độc đáo, bên trong ngôi đền còn có rất nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo, nhiều bức tượng, nhiều phù điêu đẹp hoàn hảo. Bên ngoài bốn phía tường của ngôi đền còn có nhiều hoạt cảnh, nhiều hình tượng được tạo tác hết sức công phu và đẹp lộng lẫy. Chung quanh chánh điện là những bàn thờ đặc biệt nhằm thể hiện sự tôn kính các vị thần Hindu truyền thống khác như Shri Sita-Rama; Shri Radha-Krishna; Shri Lakshmi-Naraya; và Shri Shiva-Parvati.
Đây là một trong những điểm đến quan trọng đối với du khách khi đến thăm New Delhi, Ấn Độ.
Đền thờ chúa Kito - Đấng cứu thế.
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ còn gọi là Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế, là nhà thờ Chính Thống giáo của Nga cao nhất và lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ tọa lạc ở thủ đô Moskva (Nga), bên bờ sông Moskva. Nhà thờ ban đầu được xây dựng vào năm 1883, bị phá hủy vào năm 1931 dưới thời Stalin và xây dựng lại một cách trung thực theo bản mẫu cũ trong giai đoạn 1995-2000.
Công việc thiết kế và chuẩn bị thi công kéo dài trong nhiều thập niên, và nhiều kiến trúc đã được đưa ra. Thoạt đầu, Alexander Đệ nhất chấp thuận một kiến trúc Tân Cổ điển, mang dấu ấn và biểu tượng của Hội Tam Điểm (Freemason). Nhưng đến đời Nga hoàng kế tiếp là Nicholas Đệ nhất, một người theo chủ nghĩa ái quốc và vô cùng sùng đạo Chính thống giáo, một thiết kế mới đã được đưa ra, lấy mẫu từ tòa thánh đường Đông La Mã (nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople).
Với chiều cao 103 m, đây là ngôi đền thờ chính thống giáo lớn nhất. Chính điện bên trong của nhà thờ được bao bọc bởi một hành lang hai tầng, những bức tường của nhà thờ được lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác. Tầng trệt của hành là một đài tưởng niệm Nga chiến thắng Napoléon. Những bức tường được lát với hơn 1 000 mét vuông đá hoa cương Carrara trắng, trên đó ghi danh sách những người chỉ huy chính, những trung đoàn, và những trận đánh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812. Tầng hai của hành lang là dành cho đội hợp xướng nhà thờ.
Hằng năm, du khách đến thăm nơi đây rất đông, họ quỳ nhiều giờ nguyện cầu trong cảnh tôn nghiêm, trong tiếng chuông của quả chuông lớn nhất được đúc trong thế kỷ XX của nước Nga khiến ngôi đền càng trở nên linh thiêng.
Nguồn: https://topchuan.com/top-10-ngoi-den-noi-tieng-nhat-tren-the-gioi/