Năm 2017 đã chính thức khép lại với những thăng trầm trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đã có những sự thay đổi vị trí cực kỳ bất ngờ trong danh sách những người giàu nhất với việc hàng loạt doanh nhân giàu có trước đây bị đẩy khỏi top 20 cũng như nhiều đại gia từng đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng cũng dần tụt lùi. Các chuyên gia nhận định, chưa bao giờ cuộc đua vào top 10 và trụ lại được trong top 10 lại khó khăn như năm 2017 này. Dưới đây là danh sách chốt lại 10 tỷ phú giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán 2017, hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu nhé!
Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland
Chủ tịch HĐQT Novaland
Tuổi: 59
Lĩnh vực: Bất động sản
Cổ phiếu: NVL
Giá trị tài sản: 9.486 tỷ đồng (+25%)
Bùi Thành Nhơn không chỉ là chủ một doanh nghiệp đang sở hữu rất nhiều đất vàng và dự án BĐS đình đám mà còn hiện đang nắm giữ vị trí quan trọng tại nhiều công ty khác. Trong đó bao gồm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu Tư Địa Ốc No Va, Chủ tịch HĐQT Công CP Novagroup, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Diamond Properties, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Anova Corp,... Cuối năm 2016, ông chủ của Novaland còn nắm giữ ngôi vị thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất. Thế nhưng năm nay, vị đại gia sở hữu NVL chấp nhận tài sản của ông bị tụt 2 bậc với 9.486 tỷ đồng vốn hóa.
Trước khi Novaland lên sàn, ông Nhơn và con trai (ông Bùi Cao Nhật Quân) cùng vợ trực tiếp và gián tiếp nắm giữ hơn 65% cổ phần Novaland. Số cổ phiếu nhà ông Nhơn nắm giữ lên tới con số hơn 23,4 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD.
Ông Nguyễn Đức Tài - chủ tịch HĐQT Thế giới di động (MWG)
Chủ tịch HĐQT Thế giới di động (MWG)
Tuổi: 48
Lĩnh vực: Bán lẻ
Cổ phiếu: MWG
Giá trị tài sản: 6.084 tỷ đồng (+70%)
Theo cái đà phát triển mạnh của thị trường bán lẻ Việt Nam, Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài hiện đã trở thành 1 đế chế trên thị trường. Cổ phiếu MWG liên tục chinh phục đỉnh cao mới nhờ lực mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhóm Dragon Capital. Năm nay có thể nói là một năm khá thành công đối với doanh nhân bất động sản Nguyễn Văn Đạt, người sở hữu cổ phiếu PDR, khi đưa tổng tài sản vốn hóa lên 4.846 tỷ đồng. Và ông hiện đang xúc tiến cho tham vọng đến năm 2020, MWG sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ đa ngành lớn nhất Việt Nam, xếp số 1 ở lĩnh vực thương mại điện tử và mở rộng thành công sang Lào, Campuchia, Myanmar.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Tuổi: 56
Lĩnh vực: Thép
Cổ phiếu: HPG
Giá trị tài sản: 17.876 tỷ đồng (+95%)
"Đại gia" ngành thép Trần Đình Long được xếp thứ 4 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán 2017 với khối lượng tài sản đã tăng gần gấp đôi trong năm, lên gần 18 nghìn tỷ đồng. HPG là một tập đoàn sản xuất thép có lịch sử hoạt động 25 năm. Hiện tại, doanh nghiệp này đang nắm giữ thị phần số 1 trên thị trường thép xây dựng và hướng đến doanh thu 100.000 tỷ đồng. Tương tự các cổ phiếu lớn khác trên sàn, HPG của Hòa Phát đã tăng giá 74% trong năm qua, nhờ kết quả kinh doanh khả quan của tập đoàn.
Từ trước đến nay, Ông Trần Đình Long vẫn nổi tiếng với sự kín đáo, được đánh giá là một doanh nhân thẳng thắn, quyết đoán, làm nhiều hơn nói. Triết lý của ông là: "Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi".
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC.
Tuổi: 42
Lĩnh vực: Bất động sản
Cổ phiếu: FLC, ROS, ART
Giá trị tài sản:58.852 tỷ đồng (+74%)
Nếu tính riêng tài sản là cổ phiếu trên sàn (không kể sở hữu gián tiếp qua công ty khác) thì ông Trịnh Văn Quyết -Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cũng là một cái tên sáng giá cho vị trí số 1 là người giàu nhất sàn chứng khoán 2017 với 58.852 tỷ đồng. Có thể nói, trong năm vừa qua, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tăng tới 25.000 tỷ đồng nhờ vào sự tăng giá của cổ phiếu ROS, thế nhưng, ông Quyết vẫn không giữ được vị trí đầu bảng của mình.
Hiện nay, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu gần 319 triệu cổ phiếu ROS. Năm qua, ROS đã tăng giá tới 74%, đóng cửa phiên cuối năm tại mức 181.700 đồng/cổ phiếu. Mặc dù là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán, tuy nhiên ông Trịnh Văn Quyết chưa được Forbes ghi danh vào danh sách tỷ phú đô la.
Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch HĐQT Vingroup
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.
Tuổi: 49
Lĩnh vực: Bất động sản - đa ngành
Cổ phiếu: VIC
Giá trị tài sản: 119.156 tỷ đồng (+292%)
Ông Phạm Nhật Vượng hiện là một trong 2 tỷ phú USD được ghi danh toàn cầu theo bảng xếp hạng của Forbes. Theo số liệu mới đây của Forbes, tính tới ngày 29/12/2017, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản 4,3 tỷ USD và là người giàu thứ 501 thế giới. Không hẳn vì sự giàu có, chủ tịch HĐQT Vingroup còn được ngưỡng mộ bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được. Hàng loạt các công trình dọc dài đất nước với tốc độ xây dựng kỷ lục mang dấu ấn Phạm Nhật Vượng đã góp phần không nhỏ thay đổi bộ mặt đô thị Việt Nam, mang đến không gian sống mới cho người Việt.
Tính đến thời điểm hiện tại, ông có tổng giá trị tài sản là 55.962 tỷ đồng, tăng 25.552 tỷ đồng so với năm 2016 và đang sở hữu 723.969.134 cổ phiếu VIC. Thế nhưng, nếu xét thêm số lượng cổ phiếu VIC mà ông Vượng sở hữu gián tiếp qua 92,88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (817.507.398 cổ phiếu), tài sản của ông Vượng lên tới 119.156 tỷ đồng, hoàn toàn xứng đang với ngôi vương là người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán 2017.
Bà Phạm Thúy Hằng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
Tuổi: 43 tuổi
Lĩnh vực: : Bất động sản
Cổ phiếu: VIC
Giá trị tài sản: 6.445 tỷ đồng (+84%)
Giữ vai trò là phó chủ tịch tập đoàn Vingroup (VIC) và đồng thời là em vợ của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thúy Hằng cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản gần 83,4 triệu cổ phiếu VIC, trị giá gần 6,5 ngàn tỷ đồng. Cũng bí ẩn như người chị gái của mình, bà Phạm Thúy Hằng chưa bao giờ để lộ ảnh hay những thông tin đời tư ra bên ngoài. Người ta chỉ biết được rằng trước kia bà Hằng cũng đã từng nắm chức vụ quan trọng trong Technocom - công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi còn ở Ukraina.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO hãng hàng không Vietjet
CEO hãng hàng không Vietjet, chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings
Tuổi: 47
Lĩnh vực: Hàng không, ngân hàng, bất động sản
Cổ phiếu: VJC
Giá trị tài sản: 24.737 tỷ đồng
Được biết đến là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt top 100 người phụ nữ quyền uy nhất thế giới. Với khối tài sản tăng thêm 500 triệu USD, quyền lực của CEO VietJet đã bỏ xa bà Hillary Clinton. Cổ phiếu VJC của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air chính thức lên sàn vào cuối tháng 2/2017 và ngay lập tức đưa nữ CEO Nguyễn Thị Phương Thảo vào top người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Tính theo số lượng cổ phiếu trên sàn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tổng tài sản là 24,7 ngàn tỷ (1,08 tỷ USD). Tuy nhiên, khối tài sản này có thể còn tăng mạnh do cổ phiếu Ngân hàng HDBank sẽ lên sàn vào đầu năm 2018. Chưa có dấu hiệu dừng lại, khối tài sản của bà Thảo tăng vọt theo triển vọng của thị trường hàng không Việt Nam và kết quả kinh doanh của VietJet. Trong 9 tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet (VJC) của bà Thảo đạt lợi nhuận trước thuế gần 3 ngàn tỷ đồng và có tổng tài sản hơn 26 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu VJC đã tăng gần gấp đôi kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 2/2017.
Đáng chú ý hơn cả là trong danh sách của Forbes, bà Thảo chính là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam và là người giàu thứ 2, chỉ kém ông Phạm Nhật Vượng. Hiện nay, Forbes tính toán khối tài sản của bà Thảo trị giá 2,4 tỷ USD, là người giàu thứ 1.021 hành tinh.