Tập thơ Từ ấy
Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946. Tập thơ gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), ghi lại một thời kỳ lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động 10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu. Từ ấy đã trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam.Tập thơ Gió lộng
Tập thơ Gió lộng được Tố Hữu sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1961, viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Tập thơ gồm 25 bài thơ khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời với niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Tập thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn cùng khuynh hướng sử thi và thể hiện một cái tôi công dân.Bài thơ Từ ấy
Tố Hữu là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm tự sự nhưng dạt dào tình cảm. Từ ấy là bài thơ rút trong tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Bài thơ chính là tiếng reo vui của tác giả khi được đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam. "Từ ấy" là một từ chỉ thời gian đánh dấu bước ngoặc có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của người thanh niên cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành, lớn lên về tâm hồn cũng như lý tưởng cách mạng. Giây phút ấy khiến cho tác giả nghẹn ngào, dường như không nói được nên lời, chỉ có thể dồn trong hai từ "từ ấy".Bài thơ Bác ơi
Đã có rất nhiều bài thơ viết về Bác nhưng có lẽ Tố Hữu là người thành công nhất. Bài thơ được viết sau khi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau thương vô bờ bến cho dân tộc Việt Nam. Nhân sự kiện đau thương này, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Bác ơi với niềm đau đớn vô tận. Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một "điếu văn bi hùng" bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Tố Hữu cất lên tiếng thơ bi hùng tràn đầy nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự kiện Bác Hồ qua đời nhưng cũng rất tự hào. Trong niềm đau thương lớn, nhà thơ đã cảm nhận chính xác và thấu hiểu phẩm chất đạo đức cao cả, tuyệt vời trong sáng của Bác Hồ. Bài thơ khép lại bằng cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.Bài thơ Mẹ Tơm
Bài thơ Mẹ Tơm được trích trong tập thơ Gió lộng, được sáng tác sau chuyến thăm của tác giả về quê mẹ Tơm năm 1961 và cũng là bài thơ kết thúc tập thơ này. Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ và cho thấy được sự vĩ đại của những bà mẹ Việt Nam thời kháng chiến. Bài thơ Mẹ Tơm cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ đó cho thấy được để có được cuộc sống như ngày hôm nay chính là sự góp sức to lớn của những người như mẹ Tơm.Bài thơ Hoan hô chiến sĩ điện Biên của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 5-1954, ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là một bài thơ khỏe, cuồn cuộn sức sống với những âm hưởng hùng tráng, sảng khoái, chủ động, tung hoành trên nhiều cung bậc. Bài thơ gần 100 câu, qui mô tương đối lớn. Có thể nói bài thơ là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Ông đã nhạy bén đi thẳng vào một đề tài thời sự, viết một cách tự nhiên, thoải mái, vừa sôi nổi, vừa súc tích, kết hợp được hồn thơ trữ tình vốn có với bút pháp chính luận và tạo hình đặc sắc.Bài thơ Theo chân Bác
Theo chân Bác là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Tố Hữu, cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong hàng ngàn bài thơ ngợi ca Hồ Chủ tịch. Đúng như tên gọi, từng câu thơ đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời đầy những thử thách, gian lao, trong sự nghiệp vĩ đại, trong quyết tâm, ý chí sắt đá và tình yêu thương vô bờ bến...Từng câu thơ, từng lời thơ vừa cho người đọc thấy được cuộc đời và sự nghiệp của Bác, luôn hết lòng vì dân vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mỗi khi đọc bài thơ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghẹn ngào, xúc động, một tình cảm bao la dành cho người cha già vĩ đại.Nguồn: https://topchuan.com/top-10-tac-pham-tieu-bieu-cua-nha-tho-to-huu/