Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Top 5 Ngọn núi lửa lớn nhất thế giới

0 comments
Hành tinh mà chúng ta đang sống là một nơi bí ẩn và tràn đầy những nguy hiểm tiềm tàng. Một trong những nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta có thể gặp là từ các ngọn núi lửa. Khi một trong số các ngọn núi lửa phun trào nó sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân trong vùng hoặc là cả thế giới. Hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu qua một trong số những ngọn núi đó.

Krakatoa

Núi lửa Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó đã hình thành nên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính trong eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java.

Krakatoa được biết đến với đợt phun trào nổi tiếng vào ngày 27/8/1883 là vụ phun trào lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ 20. Vụ phun trào đã cướp đi mạng sống của hơn 36 ngàn người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó và làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghêm trọng. Dư trấn sau vụ phun trào là trận sóng thàn cao hơn 30 mét. Sau đợt phun trào đảo krakatoa cũng đã bị vùi sâu dưới đáy biển. Vụ phun trào này cũng đã làm hình thành nên một hòn đảo mới có bán kính gần 2km2 và cao 200m so với mực nước biển. 

Krakatoa

Changbai

Núi lửa Changbai nằm ở vùng biên giới hẻo lánh giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Hiện nay miệng núi lửa Changbai là một hồ nước tự nhiên với diện tích rộng tới 9,82km2, sâu trung bình 213m. Lần phun trào cuối cùng của núi lửa Changbai là vào năm 1903. Vụ phun trào đáng nhớ nhất của núi lửa changbai là vào năm 946. Vụ nổ được người ta ước tính bằng 100 quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima.

Changbai

Mauna Loa

Ngọn núi lửa Mauna Loa nằm ở tiểu bang ở tiểu bang Hawaii của Mỹ. Ngọn núi lửa này phun trào 33 lần tính từ năm 1843 và phun trào lần cuối vào phun trào lần cuối cùng vào năm 1984. Nham thạch và khói bụi của ngọn núi lửa này đã bao phủ một phần lớn dân cư. Là ngọn núi lửa hình thành tại đảo Hawaii, Mauna Loa được xếp hạng là ngọn núi lớn nhất thế giới tính theo diện tích và số lần phun trào. Ngọn núi có tên là "núi dài" chiếm một nửa diện tích tại Hawaii đây là nơi ưa thích của những người yêu thích môn thể thao mạo hiểm.

Mauna Loa

Vesuvius

Núi Vesuvius là một núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples, Ý, cách Naples 9 kilômét về phía đông và gần bờ biển. Nó là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền đã từng phun trong vòng hàng trăm năm qua, mặc dù hiện tại nó không còn phun trào. Hai núi lửa lớn khác ở Ý là núi Etna và Stromboli, nằm trên đảo.

Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1944. Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì vẫn có khoảng 3.000.000 người sống gần đó và nó luôn có xu hướng phun nổ (Plinian). Đó cũng là khu vực núi lửa có đông dân sinh sống nhất trên thế giới. Núi Vesuvius nổi tiếng với lần phun trào vào năm 79 sau Công nguyên đã vùi lấp, phá hủy các thành phố La Mã cổ đại là Pompeiivà Herculaneum.

Đợt phun trào cũng làm thay đổi dòng chảy của sông Sarno và nâng cao đáy bờ biển, do đó Pompeii lúc này không nằm cạnh sông cũng không gần bờ biển. Vesuvius đã trải qua những thay đổi lớn – sườn dốc của nó bị xóa đi thảm thực vật và đỉnh của nó bị thay đổi đáng kể do tác động của đợt phun trào.

Vesuvius

ST. Helen

Núi lửa St. Helens cao 2.250 mét, nằm trong "vòng cung lửa" bao quanh Thái Bình dương, cách Portland (thành phố của Mỹ) 88 km về phía Đông Bắc.

Núi lửa này thuộc dãy núi Cascade và là một phần của cung núi lửa Cascade thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, vành đai này bao gồm hơn 160 núi lửa đang hoạt động. Vụ phun trào nổi tiếng diễn ra vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nề trong lịch sử Hoa Kỳ, làm 57 người chết; 250 ngôi nhà, 47 cây cầu, 24 km đường sắt và 198 km đường cao tốc bị phá hủy.

Vụ phun trào tạo ra các dòng lũ đá, san bằng các khu rừng phía bắc của ngọn núi với diện tích gần 600 km². Núi lửa St. Helens đã tái hoạt động vào năm 2004 và thải ra hơn 100 triệu m3 dung nham cùng hàng tấn đá và tro bụi.

ST. Helen

Tambora

Tambora là một núi lửa dạng tầng trên đảo Sumbawa, Indonesia. Vụ phun hoạt động đáng nhớ nhất của Tambora là vào ngày 10/4/1815 với cột khói bụi lên tới 43km phân tán vào trong không trung. Đám mây bụi của vụ phun trào làm cho nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4-0,7 độ c trong nhiều năm sau đó. Đây cũng là vụ phun trào lớn nhát trong lịch sử hiện đại. Vụ phun trào đã làm cho 10000 người chết trực tiếp và 70000 người chết do hậu quả của thời tiết để lại. Trước khi xảy ra vụ phun trào này núi Tambora có độ cao là 4.300 m nhưng sau đó chỉ còn cao 2.850 m.

Tambora

Pinatubo

Núi lửa Pinatubo nằm trên đảo Luzon của Philippines cách thủ đô Manila 100km và nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Vụ phun trào lớn nhất gần đây nhất là vào ngày 12/6/1991 đây cũng là vụ phun trào núi lửa lớn thứ 2 trong thế kỉ thứ 20. Vụ phun trào làm khoảng 7000 người thiệt mạng. Cột khói do vụ phun trào tạo ra cao 35km tạo nên một cảnh tượng đáng nhớ nhất mà mọi người từng chứng kiến.

Pinatubo

Nguồn: https://topchuan.com/top-5-ngon-nui-lua-lon-nhat-the-gioi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét