Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Top 6 Người phụ nữ Việt Nam dũng cảm và thông minh nhất

0 comments
Người phụ nữ Việt Nam dòng chữ thật thiêng liêng và đẹp đẽ. Từ xưa đến nay dù thời bình hay thời chiến, người phụ nữ Việt luôn mang đức tính trung hậu, đảm đang. Không những vậy họ còn tạo cho mình nét đẹp riêng đó là sự hi sinh cao cả và lòng giàu dũng cảm. Ngay trong thời chiến không chỉ người các anh, các chú, các bác ra trận mà ngay những người phụ nữ cũng đi ra tiền tuyến quyết bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Cũng có những người phụ nữ anh hùng họ đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với tấm lòng yêu nước, cay xót cho dân cảnh lầm than, họ đã không thể ngồi yên mà quyết cầm súng dành tổ quốc lại cho Việt Nam.

Đại tá Đinh Thị Vân

Đại tá Đinh Thị Vân (SN 1916), là một người nữ anh hùng tình báo nổi tiếng của Việt Nam bà sinh ra ở làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tên thật là Đinh Thị Mậu, xuất thân trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước. Ngay từ nhỏ bà đã ý thức được tinh thần đấu tranh chống thực dân đế quốc vì độc lập dân tộc. Chính vì thế khi lớn lên tinh thần yêu nước càng lớn hơn, bà đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình dù còn nghĩa nặng tình sâu nhưng bà vẫn quyết cưới vợ cho chồng để chăm lo việc nhà, tạo điều kiện cho bà hoàn thành nhiệm vụ. 

Bà trở thành người tổ chức và điều hành mạng lưới tình báo tại Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975. 

Đại tá Đinh Thị Vân

Nguyễn Thị Bình

Bà Nguyễn Thị Bình sinh nǎm 1927 tại Sa-đéc, tỉnh Đồng Tháp; quê quán ở tỉnh Quảng Nam; cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh, nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX.

Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, bà sớm tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của đất nước (1945). Bà là một trong những người lãnh đạo phong trào Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn; tham gia lãnh đạo phong trào học sinh sinh viên, phong trào phụ nữ cấp tiến với cái tên "Yến Sa", "Yến đẹp"; tham gia  tích cực phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình của giới trí thức. Bị bắt và bị tù giam tại khám Chí Hoà 1951-1953. Là Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), rồi Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Trưởng Phái đoàn đàm phán tại Hội nghị quốc tế Pa-ri về Việt Nam, làm một trong bốn bên ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam nǎm 1973. Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ CHXHCN Việt Nam 1976-1987. Từ nǎm 1992 là Phó chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sinh ra trong một gia đình gia giáo, được giác ngộ và trưởng thành trong phong trào Cách mạng của quần chúng, Nguyễn Thị Bình là người phụ nữ thông minh, duyên dáng, khiêm nhường và có tài thuyết phục. Trong hoạt động ngoại giao khi tiếp xúc với các nguyên thủ  quốc gia, với các chính khách cũng như đông đảo nhân dân khắp các châu lục A, Âu, Phi, Mỹ la-tinh..., bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.

Đặc biệt ở thời điểm 1969-1975, với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Nguyễn Thị Bình đã đi thǎm nhiều nước trên thế giới để tuyên truyền, vận động các nước ủng hộ cuộc đấu tranh đòi hòa bình, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Bà đã góp phần xứng đáng làm sáng tỏ sự nghiệp chính nghĩa của   một dân tộc "thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Cho đến nay nhân dân Việt Nam và nhân dân nhiều nước đều đánh giá phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam chống chiến tranh xâm lược trong những nǎm 60, đầu những nǎm 70 mạnh mẽ, sâu rộng chưa từng có trong lịch sử.Vai trò và sự đóng góp của vị "sứ giả hoà bình" Nguyễn Thị Bình là một biểu tượng sáng giá của Việt Nam ở những nǎm cuối thế kỷ XX.

Nguyễn Thị Bình

Nguyễn Thị Chiên

Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).
Con đường trở thành đội viên du kích xã của cô bé Nguyễn Thị Chiên rất tự nhiên và tự phát. Sau phong trào "Tiếng trống Tiền Hải" năm 1930, Thái Bình trở thành điểm nóng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Bị địch vây hãm, đàn áp nhưng phong trào ở đây không vì thế mà yếu đi. Mạng lưới cách mạng được nối nhịp, dựng xây và huyện Kiến Xương của bà được chọn làm nơi hoạt động đi về của các chiến sĩ cách mạng, của binh đoàn chủ lực. Bà rất nhanh nhẹn và có chí khí từ bé, nên đã được các anh, các chị kêu gọi vào du kích. Ban ngày đi làm thuê cuốc mướn, tối về nhà loanh quanh cám lợn, cám gà xong bà lại giả vờ tắt đèn đi ngủ, sau đó lẻn đến chỗ các anh, các chị du kích trong xã tập luyện và làm các công việc các anh, các chị phân công. Công việc cách mạng đến với bà Nguyễn thị Chiên cứ ngày này qua ngày khác, nhưng đến tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoặt động tại xã, bà bị địch bắt, giam cầm hơn ba tháng trời. Giặc hết dụ dỗ, đến tra tấn dã man, song người nữ du kích gan dạ vẫn cắn răng chịu đau, kiên trung bất khuất không hề khai báo đầu hàng. 

Ra tù, Nguyễn Thị Chiên tiếp tục lao vào hoạt động du kích, với nhiều chiến công bà lập được cho đất nước, bà Nguyễn Thị Chiên đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, hai Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1952, Nguyễn Thị Chiên vinh dự là đại biểu nữ du kích duy nhất được chọn đi báo cáo điển hình tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua Toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Việt Bắc (1/5/1952). Với những đóng góp của mình, Nguyễn Thị Chiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Thị Chiên

Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sĩ cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An). Hồi còn đi học bà được thầy giáo Trần Phú dìu dắt và giác ngộ lý tưởng cách mạng rất sớm.
Năm 1927 đồng chí gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.

Năm 1935, học tại Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva.
Năm 1936, về nước truyền đạt những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, được chỉ định làm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ.
Tháng 9 năm 1939 xứ ủy Nam kỳ chủ trương khởi nghĩa; họp xong về tới ngã 6 thì bị sa vào tay giặc cùng chồng là Lê Hồng Phong. Biết đồng chí là cán bộ quan trọng, địch dùng mọi cực hình để tra tấn nhưng vẫn không có kết quả; chúng đưa đồng chí về giam ở khám lớn Sài Gòn.

Ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Quân thù dựa vào cớ đó để kết án đồng chí sau khi không khuất phục được người cộng sản quả cảm; bị thực dân Pháp kết án tử hình. Cùng với các đồng chí của mình đã hiên ngang vạch mặt kẻ thù và bát bỏ mọi lời buộc tội của chúng.
Đồng chí hy sinh ngày 28/8/1941 tại trường bắn Bà Điểm-Hóc Môn cùng với các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ. Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Khai

VõThị Thắng

 Đồng chí Võ Thị Thắng sinh ngày 10 tháng 12 năm Ất Dậu, 1945, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Ba má và 9 anh chị em cùng đi theo cách mạng. 

Đồng chí đã đi qua tuổi thơ đầy hào hùng, dữ dội: Mới 9 tuổi đã đi đưa thư liên lạc, mang cơm cho các chiến sĩ cách mạng đang được ba má của Đồng chí che chở nuôi giấu trong hầm bí mật của vườn nhà khi kẻ thù lê máy chém đi khắp Miền Nam; 13 tuổi vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An, khi 17 tuổi tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động bí mật trong Phong trào Thanh niên – Sinh viên – Học sinh; tiếp đến chuyển sang Phong trào Công nhân rồi lực lượng vũ trang trong lòng đô thị.

Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân 1968, khi thực hiện nhiệm vụ trừ gian ở Phú Lâm, Quận 6, Đồng chí bị sa vào tay giặc. Với 6 năm ròng rã bị tù đày, Đồng chí đã bị kẻ thù tra tấn, giam cầm, đầy đọa từ Nhà lao Thủ Đức đến khám Chí Hòa, từ nhà lao Tân Hiệp, Hố Nai đến nhà tù Côn Đảo. Nhưng với khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, Đồng chí cũng như nhiều đồng đội khác đã không bị khuất phục trước bạo lực, cường quyền của kẻ thù. Theo Hiệp định Paris, kẻ thù đã phải trao trả nhiều chiến sĩ cách mạng bị giam cầm và Đồng chí về với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại sân bay Lộc Ninh ngày 7/3/1974.
Sau ngày hòa bình lập lại, đất nước thống nhất (30/4/1975), Đồng chí về công tác ở Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và khóa IX; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, nhận nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch , Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba đến khi nghỉ hưu.

VõThị Thắng

Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Được sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng.Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị. Tại phiên tòa đại hình, tuy  mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét vào mặt y: "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Kháng chiến nhất định thắng lợi!". Do chị chưa tới tổi vị thành niên nên bọn chúng chưa thực hiện bản án tử. Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. 

Bốn giờ sáng ngày 23/1/1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án, viên cố đạo liền lên tiếng: "Bây giờ cha rửa tội cho con". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội...". Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Đây là những lời nói đanh thép của chị trước lúc hi sinh.

Võ Thị Sáu

Nguồn: https://topchuan.com/top-7-nguoi-phu-nu-viet-nam-dung-cam-va-thong-minh-nhat/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét