Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Top 6 Mỏ dầu khí lớn nhất Việt Nam

0 comments
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng dầu khí rất lớn. Việc sở hữu những mỏ dầu khí lớn khiến nước ta có khả năng tự đáp ứng nhu cầu sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba. Đặc biệt, với những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa miền Nam đã thu hút sự quan tâm cũng như tăng thêm niềm tin, tạo động lực cho các nhà đầu tư. Theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì sau đây là những mỏ dầu khí lớn nhất nước ta.

Mỏ Sư Tử Vàng

Đề án phát triển mỏ Sư Tử Vàng được bắt đầu từ tháng 11 năm 2005 và đến ngày 19 tháng 11 năm 2008 Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long công bố mỏ Sư Tử Vàng chính thức được đưa vào khai thác.

Việc đưa Sư Tử Vàng vào khai thác trước thời hạn 2 tuần chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng mà Cửu Long JOC đạt được trước nhiệm vụ mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác nước ngoài giao cho.

Dự kiến, sản lượng khai thác tại đây sẽ là 65.000 thùng/ngày và giàn công nghệ có thể xử lý được 100.000 thùng/ngày, số công suất còn lại sẽ được sử dụng vào việc xử lý lượng dầu khai thác từ mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc (sẽ được tiến hành năm 2010).

Mỏ Sư Tử Vàng

Mỏ Đại Hùng

Đây là mỏ dầu thô và khí đốt đồng hành thuộc lô số 05.1, nằm phía Tây Bắc bồn trũng Trung Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam.

Mỏ Đại hùng được phát hiện vào năm 1988 và đến năm 2006, mỏ được đánh giá là mỏ có trữ lượng dầu khí tại chỗ ở mức 2P, xác suất 50%, tương đương 354,6 triệu thùng dầu (48,7 triệu tấn) và 34,04 tỷ bộ khối khí (8,482 tỷ m3) cùng 1,48 triệu thùng (0,19 triệu tấn).

Sau khi Petronas Carigali Overseas của Malaysia rút khỏi Đại Hùng năm 1999 thì mỏ này được giao lại cho Vietsovpetro. Tiếp đó, năm 2003, Zarabenzheft của Liên Bang Nga cũng tuyên bố rút lui, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tiếp tục được giao thăm dò và khai thác mỏ này.

Tính đến đầu năm 2003, sản lượng khai thác ở mỏ Đại Hùng ước tính là 3,327 triệu tấn dầu và 1,037 triệu m3 khí đồng hành.

Mỏ Đại Hùng

Mỏ Lan Tây

Năm 1992 và 1993, lô 06.1 nằm cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 370km được phát hiện. Đây là dự án khai thác khí với vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 11 năm 2002, mỏ Lan Tây được bắt đầu khai thác, lô 06.1 đã cung cấp khoảng 28.5 tỷ m3 khí và 8,5 triệu thùng dầu condensate – đáp ứng được 1/3 lượng khí cho sản xuất điện trong nhiều năm ở Việt Nam.

Nga, Ấn Độ và Việt Nam là ba chủ đầu tư cho dự án khí tự nhiên ngoài khơi lô 06.1 đã tổ chức chào mừng việc dự án đạt mốc 300 triệu thùng và 13 năm khai thác an toàn lô 06.1. Thành tích đạt được là trên 29 triệu giờ làm việc không xảy ra tại nạn.

Mỏ Lan Tây

Mỏ Bạch Hổ

Nằm cách thành phố Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam, mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa Nam Việt Nam. Với trữ lượng khoảng 175 – 300 triệu tấn, chiếm hơn 80% tổng sản lượng dầu khai thác được ở Việt Nam.

Mỏ Bạch Hổ được khai thác dầu thô đầu tiên vào ngày 26 tháng 6 năm 1986 tại giàn khoan MSP1 (giàn khoan cố định số 1), thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô.

Mỏ Bạch Hổ

Mỏ Sư Tử Đen

Mỏ Sư Tử Đen chính thức đưa vào khai thác ở 7 giếng đầu tiên đã nâng sản lượng khai thác dầu thô của Công ty Liên doanh Điều hành Cứu Long (Cưu Long JOC) lên 95.000 thùng/ngày, tức là tăng 20% so khai thác hiện hành.

Đề án phát triển mỏ Sư Tử Đen bắt đầu từ ngày 5 tháng 2 năm 2008 và đến ngày 30 tháng 4 thì dòng đầu tiên của giếng Sư Tử Đen 5P thuộc lô 15.1 đã được đưa vào khai thác dưới sự điều hành của Cửu Long JOC.

Mỏ Sư Tử Đen

Mỏ Sư Tử Nâu

Năm 2005, mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện nằm ngoài biển, thuộc lô 15.1 cách thành phố Vũng Tàu khoảng 180km về phía Đông Nam. Việc khai thác mỏ được Cửu Long JOC đứng ra điều hành.

Đây là dự án phát triển mỏ thứ sáu của Cửu Long JOC. Tổng sản lượng của 4 mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu lên tới hơn 2 tỷ thùng, trong đó có thể thu hồi hơn 580 triệu thùng.

Mỏ Sư Tử Nâu

Nguồn: https://topchuan.com/top-8-mo-dau-khi-lon-nhat-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét