Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Top 6 Học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh

0 comments
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Người đã đào tạo ra những học trò xuất sắc phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng nước nhà.

Đồng chí Trường Chinh

         Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định).  
          Năm 18 đã tham gia vào phong trào yêu nước rồi gia nhập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Qua tìm hiểu "Đường Kách Mệnh" và các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Mác-Lênin, từ một người yêu nước đồng chí đã trở thành một người cộng sản. 
       Trong 10 năm đầu hoạt động đồng chí đã mang hết nghị lực, trí tuê, nhiệt tình Cách mạng tham gia tuyên truyền tư tưởng, chử trương của Đảng. 
        Tại hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (1940) ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) được bầu chính thức là Tổng bí thư của Đảng. Trước những khó khăn mà Đảng ta đang gặp phải đồng chí cùng Trung Ương Đảng đã có những quyết định quan trọng đưa Cách mạng tiến lên với những bước nhảy vọt. Mà đỉnh điểm là dự báo việc Nhật - Pháp đánh nhau và chỉ thị Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta". Cùng với lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc mà chỉ trong thời gian ngắn Cách mạng tháng Tám đã thành công 
        Cống hiến đặc biệt quan trọng của đồng chí đã đi vào tiềm thức của nhân dân ta là Trường Chinh đã đặt nền móng cho công cuộc đổi mới năm 1986. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, đồng chí đã nói "Đổi với nước ta, đổi mới là bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn".      Trong suốt quá trình hoạt động Cách mạng đồng chí Trường Chinh là học trò xuất sắc và là người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn soi sáng mọi hoạt động lí luận và thực tiễn của đồng chí Trường Chinh.
      Không những là nhà lãnh đạo Cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà lý luận, nhà văn hóa lớn. Ông đã để lại nhiều tác phẩm chính trị có giá trị: "Chống chủ nghĩa cải lương" (1935), "Chính sách mới của Đảng" (1941), "Kháng chiến nhất định thắng lợi" .....
       Ngày 30/09/1988, ông mất, thọ 81 tuổi. 

Đồng chí Trường Chinh

Đồng chí Trần Phú

      Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01/5/1904, tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng đất "địa linh nhân kiệt".
     Năm 1925 ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt... thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi ra Việt Nam Cách mạng Đảng.
     Cuối năm 1926, đồng chí được Hội Hưng Nam cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tại đây, đồng chí đã gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia vào lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy. Ông được kết nạp Đảng, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
      Năm 1927, đồng chí được cử sang thành phố Mátxcơva (Liên Xô) học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản.
     Tháng 7/1930, đồng chí được cử bổ sung vào Ban Chấp uỷ lâm thời của Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị, chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất.
     Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng.
      

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

    Phan Văn Hòa - (tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt), sinh ngày 23-11-1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.
    Năm 1938, khi mới 16 tuổi, Phan Văn Hòa đã tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào Thanh niên phản đế.
     Tháng 11-1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm và tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long.
     Từ năm 1973 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông được phân công giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như: Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên trong Đảng ủy đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh.
     Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
      Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
      Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười)
     Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Đồng chí Phạm Hùng

      Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912 tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
     Lần đầu tiên được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1949, sau đó suốt thời gian từ năm 1956 đến năm 1967, đồng chí Phạm Hùng có may mắn được làm việc cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cả cuộc đời làm cách mạng của mình, đồng chí luôn luôn ngưỡng mộ Bác Hồ, cố gắng học tập, rèn luyện, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người.
          Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
          Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Song, do sự phản đối của dư luận trong nước cũng như ở Pháp, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ.
         Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.
          Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam họp năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ.
        Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960.
        Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng và là một trong 4 Phó thủ tướng lúc bấy giờ.
        Sau đó, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975) và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch.           Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ông được giữ chức vụ Phó Thủ tướng, từ năm 1981 đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thay cho Trần Quốc Hoàn từ 1981 đến 1987.
        Từ tháng 6 năm 1987, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi mất.
        

Đồng chí Phạm Hùng

Đồng chí Phạm Hùng

Tổng bí thư Lê Duẩn

   Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907. 
   Tham gia Hội Thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
       Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo.
       Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
        Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
    Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.
    Chiến trường Nam bộ ngày ấy vừa xa xôi vừa phức tạp, để có một sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, phải cần một người am hiểu cả địa thế lẫn lòng dân. Vì vậy năm 1957, Hồ Chủ tịch đã gọi ông ra Hà Nội gấp và nhanh nhất có thể để trực tiếp giúp điều hành công việc chung của Đảng.
     Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
     Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Tổng Bí thư).
       Kể từ năm 1967, theo một số nhận định ông Duẩn trở thành người có quyền lực cao nhất trong Bộ Chính trị.
       Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Lê Duẩn là người đọc điếu văn tang lễ, ông đã nấc nghẹn nhiều lần khi đọc lời truy điệu "…Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta…". Đây là lần duy nhất người ta thấy ông khóc trong các bộ phim tài liệu.
    Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. 
     Ông có những đóng góp vô cùng lớn lao đối với Cách mạng nước ta: Trước vấn đề căng thẳng với Trung Quốc, Giải quyết vấn đề Hoa Kiều, Chiến tranh biên giới, Tình hình kinh tế 1975-1985.

Tổng bí thư Lê Duẩn

Tổng bí thư Lê Duẩn

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng

     Sinh ngày 1-3-1906, tại làng quê xã Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi
     Trong những năm 1925-1926, ông đã tham gia phong trào bãi khóa, đấu tranh đòi thực dân Pháp ân xá cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.
     Năm 1926, đồng chí tham dự lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tổ chức, giảng dạy và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
     Ngày 29-7-1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo. Sau khi được trả tự do vào năm 1936, Phạm Văn Đồng ra Hà Nội hoạt động công khai trên mặt trận báo chí cách mạng của Đảng.
     Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.
        Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
       Trong những năm hoạt động cách mạng, đặc biệt là từ sau năm 1945 đến năm 1987, đồng chí được phân công giữ nhiều cương vị lãnh đạo cao cấp, nhiều trọng trách trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, như: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng…. 
      Là một trong những cán bộ tiền bối, được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và rèn luyện, đồng chí Phạm Văn Đồng đã trở thành người học trò xuất sắc, một cộng sự gần gũi và thân thiết của Bác. Đồng chí đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một người cộng sản trung kiên, mẫu mực.
        Khi cùng ở với Bác Hồ và cả sau khi Bác mất, ông luôn giữ nếp sống rất đơn giản, trong cuộc sống, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng coi nhau như anh em, Bác gọi ông là chú Tô. Giản dị, thanh bạch là những điều đồng chí học được ở Bác Hồ nhiều nhất.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nguồn: https://topchuan.com/top-7-hoc-tro-xuat-sac-cua-chu-tich-ho-chi-minh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét