Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Top 5 Yếu tố quyết định trí thông minh của con người

0 comments
Trí thông minh của con người luôn là một khái niệm rất khó để đo lường và xác định. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều cho rằng trí thông minh của con người là sự kết hợp của nhiều kiến thức, các kỹ năng, khả năng suy luận, khả năng lĩnh hội… mới là yếu tố quyết định. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trí thông minh của con người được hình thành và phát triển theo thời gian mà không phải là được định trước và không thay đổi theo thời gian, kể từ lúc được sinh ra. Vì thế nền tảng của sự thông minh là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền thì nó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác. Vậy đó là những yếu tố gì? Muốn biết thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Thể trạng cơ thể

Yếu tố sức khỏe mạnh hay yếu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến trí thông minh của mỗi người. Các nhà khoa học ở Mỹ đã phân tích và kết luận ra rằng, việc mắc các căn bệnh truyền nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của bộ não. Nếu mắc phải bệnh là phân tán số năng lượng thì sẽ dẫn đến trí thông minh bị tiêu cực.  

Thể trạng cơ thể

Điều kiện nuôi dưỡng

Điều kiện môi trường sẽ bao gồm về mọi thứ, từ môi trường sống, cách nuôi dạy, cách được giáo dục… cho đến những trải nghiệm trong cuộc đời.              

Để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về điều kiện môi trường nuôi dưỡng, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các cặp song sinh đã bị tách ra và nuôi dưỡng trong hai môi trường khác nhau. Sau đó các kết quả nghiên cứu trong nhiều trường hợp lại chỉ ra rằng, sự khác biệt về sự giáo dục cũng như về kinh nghiệm sống thật sự sẽ khiến cho ta có sự thông minh khác nhau.

Điều kiện nuôi dưỡng

Sự liên kết của các tế bào thần kinh

Bộ não của con người được phát triển theo từng lứa tuổi, do đó nó sẽ hoàn thiện ở tuổi trưởng thành. Đây là cơ quan sẽ tập trung khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và được giao nhau bằng hàng tỷ kết nối.              

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trí thông minh của con người có sự liên quan đến liên kết và phân bố các tế bào thần kinh của não. Khi nhận thức của con người được tăng thì các tế bào cũng sẽ tăng liên kết lại với nhau. Các tín hiệu khi phát đi từ não sẽ được di chuyển qua các tế bào thần kinh, nhằm tạo nên cơ sở của trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, sáng tạo…              

Vào năm 2012, một nghiên cứu của Canada đã kết luận rằng, trí thông minh sẽ được xác định thông qua trí nhớ ngắn hạn, khả năng lý luận, tư duy và ngôn ngữ của mỗi người.

Sự liên kết của các tế bào thần kinh

Sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất có tầm quan trọng đến sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ mới sinh. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ được bú sữa mẹ trọn vẹn trong 1 năm mới ra đời thì sẽ đạt điểm từ vựng và bài kiểm tra trí thông minh cao.              

Bên cạnh đó trong sữa mẹ có một loại vật chất gọi là taurine có tác dụng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hàm lượng taurine có trong sữa mẹ cao gấp 10 lần so với sữa bò. Trẻ có điểm số trí tuệ cao hơn từ 3-10 điểm so với những đứa trẻ khác khi được nuôi bằng sữa mẹ. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có nhiều chất xúc tác để giúp trẻ phát triển não bộ, ví dụ như axit béo omega-3.

Sữa mẹ

Gốc tự do

Có lẽ bạn sẽ không biết, trí nhớ chính là nền tảng của sự phát triển trí tuệ của con người. Nhưng sau 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu sự thoái hóa và mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào bị biến mất, điều này sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và các chức năng khác của não.              

Nhằm lí giải được vấn đề này, sau một thời gian nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra nguyên nhân chính là gốc tự do. Đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chúng sẽ được sản sinh ngày càng nhiều dưới tác động của stress, mất ngủ, thiếu vận động, khói bụi…              

Não luôn là cơ quan bị gốc tự do tấn công mạnh mẽ nhất, bởi đây là bộ phận chứa hơn 60% thành phần chất béo chưa bão hòa. Tuy não chỉ chiếm trọng lượng là 2% nhưng năng lượng mà nó tiêu thụ sẽ là 20-25% trong toàn bộ cơ thể. Do đó quá trình chuyển hóa ở não luôn được diễn ra nhiều, từ đó sản sinh ra rất nhiều gốc tự do.              
Gốc tự do luôn làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục tế bào thần kinh, nên sẽ làm tổn thương đến các tế bào thần kinh, từ đó khiến liên kết của các tế bào bị thoái hóa và chết đi. Chính sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến quá trình truyền dẫn thông tin bị gián đoạn, trí nhớ suy giảm, xử lý công việc không hiệu quả, tư duy chậm chạp…  

Gốc tự do

Nguồn: https://topchuan.com/top-7-yeu-to-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-con-nguoi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét