Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Top 5 Tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất Việt Nam

0 comments
Ngày nay, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Với khoảng 40 chủng loại tài nguyên khoáng sản khác nhau: từ khoáng sản phi kim loại, khoáng sản năng lượng, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim loại. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không quá lớn, phân bố lại không tập trung. Với tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều loại tài nguyên khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt trong tương lai không xa. Dưới đây sẽ là top 10 tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Than khoáng

Việt Nam là đất nước có tiềm năng về than khoáng trong đó có 3 loại phổ biến là: Than biến chất thấp (lignit – á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng. Tính đến chiều sâu khoảng 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt được 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt tới 210 tỷ tấn. Than biến chất trung bình (bitum) được phát hiện ở khu vực Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh. Trữ lượng lại không lớn, và chỉ đạt tổng tài nguyên khoảng 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) thường phân bố chủ yếu ở các bể than như: Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà với tổng lượng đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên cả 3 tỷ tấn. Phục vụ rất tốt cho các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Than khoáng

Dầu khí

Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 trong đó có 500.000 km2 là triển vọng về dầu khí. Trữ lượng ngoài khơi chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy của biển Đông. Có thể khai thác được từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) tương đương 20 triệu tấn/năm. Trong đó, tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại chiếm khoảng 67% tổng tài nguyên đã được phát hiện. Là nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu, tích tụ trong các bể trầm tích như: Sông Hồng, Phú Khánh, nhóm bể Trường Sa, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay- Thổ chu, Tư Chính- Vũng Mây… Với sản lượng khai thác dầu khí như hiện nay, Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á chỉ sau Indonesia và Malaysia.

Dầu khí

Quặng đồng

Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở các dạng khác nhau như tinh thể, mẩu, cục, tấm,…Về mặt hóa học, đồng tồn tại chủ yếu là ở quặng chứa đồng có gốc sunfua. Tại nước ta, quặng đồng phân tán nhiều ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Bắc, Lâm Đồng, Quảng Nam-Đà Nẵng,… Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác nhau như là: Magma, trầm tích, thuỷ nhiệt, biến chất.

Quặng đồng

Quặng Urani

Quặng urani là các tích tụ khoáng vật urani có trong vỏ Trái Đất, và nó có thể thu hồi đem về lợi nhuận. Urani là nguyên tố hóa học có tính phóng xạ, màu xám bạc, ánh kim loại. Ở nước ta đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở các khu vực như: Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng sản lượng urani ở Việt Nam được dự báo nằm trong khoảng 218.000 tấn U308 . Đây là nguồn nguyên liệu khoáng dồi dào cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

Quặng Urani

Apatit

Apatit là một nhóm các khoáng vật phosphat gồm hidroxylapatit, cloroapatit, floroapatit. Nó là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của đất nước để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này lại không tái tạo được nên rất cần sự bảo vệ cũng như việc sử dụng hợp lý. Chuyện mở rộng diện tích phát triển các loại cây công nghiệp đòi hỏi rất nhiều phân bón giàu dinh dưỡng. Vì vậy nhu cầu về phân bón phải chứa lân ngày càng cao. Mỏ quặng apaitit của Việt Nam tập trung phổ biến ở Lào Cai. Quặng apatit ở đây được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân. Apatit Lào Cai được phân chia ra 4 loại quặng khác nhau:
- Quặng loại I: Là loại quặng đơn khoáng, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 28-40%.
- Quặng loại II: Hàm lượng P2O5 chiếm 18-25%.
- Quặng loại III: Là quặng apatit-thạch anh, với hàm lượng P2O5 chiếm từ 12-20%, trung bình khoảng 15%.
- Quặng loại IV: Là quặng apatit-thạch anh-dolomit, với hàm lượng P2O5 8-10%.

Apatit

Nguồn: https://topchuan.com/top-7-tai-nguyen-khoang-san-pho-bien-nhat-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét