Ireland
Đừng cố gắng bắt chước giọng Ailen vì họ nghĩ rằng không có bất kỳ người nào trên thế giới có giọng giống họ. Mỗi quốc gia có một ngôn ngữ và âm điệu khi nói khác nhau. Và mỗi quốc gia, dân tộc đều tự hào về thứ ngôn ngữ mà họ đang sử dụng, có thể họ chỉ muốn giữ điều đặc biệt đó cho riêng mình thôi. Nên bạn hãy chú ý nhé.Ukraina
Đừng mua hoa với số lượng chẵn vì hầu hết các nước Sla-vơ, người ta chỉ mang số lượng chẵn của hoa đến nghĩa trang mà thôi. Đặc biệt là với những bó hoa được mua để tặng người khác thì nó mang ý nghĩa tôn trọng, trân trọng người đó. Mặt khác, số lẻ mang nhiều ý nghĩa hơn. Người ta cho rằng số lẻ là số lẻ là số dương và số chẵn là số âm. Vậy nên tặng hoa số chẵn tức là coi người ta là người đã chết rồi. Đừng nên mắc sai lầm bạn nhé.Pháp
Người Pháp không thích thảo luận về các vấn đề liên quan đến tiền bạc vì hỏi về tiền bạc là bất lịch sự ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Pháp. Bạn đừng bao giờ hỏi câu "Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?", "Bạn mua chiếc điện thoại này với giá bao nhiêu?" hay "Mỗi tháng bạn đưa cho vợ bao nhiêu tiền?"... Tuyệt đối không nên hỏi về tiền bạn nhé.Anh
Đừng hỏi người ta kiếm được bao nhiêu tiền vì điều này có thể làm cho người ta khó chịu. Hãy sống tốt cuộc sống của bạn, làm tốt những việc bạn đang làm chứ đừng nên quan tâm đến chuyện tiền nong của người khác. Bạn sẽ bị coi là xúc phạm người ta khi cố tình hỏi về tiền lương đó.New Zealand
Người khác sẽ nghĩ bạn đang xúc phạm họ nếu bạn lùi xe vì tiếng bíp bíp còi xe bị coi là xúc phạm đến người khác khi tham gia giao thông. Mục đính chính khi bấm còi là để cho người khác thực hiện theo ý muốn của tài xế. Bởi ở New Zealand mọi người có văn hóa khi tham gia giao thông cực tốt. Họ tự ý thức được hành động của mình nên không cần bạn phải "ra lệnh" cho họ đâu nhé.Nhật Bản
Đừng đưa tiền boa vì được cung cấp dịch vụ tốt nhất là chuyện bình thường ở Nhật nên họ sẽ không lấy thêm tiền boa. Ở mỗi dịch vụ, họ đã ghi giá tiền rõ ràng rồi và họ chỉ lấy đúng số tiền mà bạn phải trả cho dịch vụ đó thôi. Nếu bạn cố tình đưa tiền boa tức là bạn đang không tôn trọng họ. Điều này rất cấm kỵ đó nhé.Hungary
Đừng chạm ly phát ra tiếng leng keng, nó là một thói quen cũ, nhưng một số người vẫn thích đặc biệt là khi uống bia. Trong các bữa ăn, bữa tiệc, mọi người thường thích cụm ly để tạo sự vui vẻ, không khí náo nhiệt hơn. Nhưng ở Hungary thì khác, bạn sẽ bị tấn công nếu cụm ly mà phát ra tiếng đó.Đức
Không được chúc mừng trước ngày sinh nhật của họ vì người Đức tin rằng người được chúc có thể không sống đến ngày sinh nhật nếu được chúc mừng trước. Điều này là cấm kị vì người Đức rất tin và mê tín nhé. Chúc thì phải chúc đúng ngày.Trung Quốc
Đừng tặng đồng hồ hoặc ô như một món quà vì người ta tin rằng điều này mang lại sự không may mắn. Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi một người được tặng đồng hồ, người đó sẽ nghĩ thời gian của mình sắp hết hay mình không còn nhiều thời gian nữa. Trong tiếng Trung Quốc, đồng hồ phát âm là "zhong" làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.Mỹ
Đừng quên để lại tiền boa vì điều này là bắt buộc và có sự khác biệt về mức tiền đối với bất kỳ dịch vụ nào bạn sử dụng. Để lại tiền boa sau khi ăn uống hay sử dụng dịch vụ của nhà hàng là cách thể hiện thái độ của bạn về dịch vụ, món ăn đó. Nếu bạn để lại tiền sau khi ăn ở bất kỳ nhà hàng nào thì người ta sẽ ngầm hiểu là món ăn và dịch vụ ở đây rất tốt.Singapore
Không ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng, không cho chim ăn, không vứt rác và không nhổ kẹo cao su trên đường phố vì đây là cách cư xử quan trọng nhất. Singapore là một quốc gia vô cùng coi trọng sự sạch sẽ. Họ luôn giữ cho những đồ vật xung quanh họ rất sạch, kể cả đường cái. Ăn uống trên xe buýt, tàu điện sẽ làm người khác khó chịu vì mùi thức ăn của bạn. Nếu bị bắt gặp cho chim ăn, vứt rác hay nhổ kẹo cao su trên đường phố có thể bạn sẽ bị phát đó nhé.Thổ Nhĩ Kỳ
Không biểu thị cử chỉ OK vì nó trông rất khó chịu (đây là một cử chỉ thể hiện sự khiêu dâm). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những từ mà một người nói có thể ít quan trọng hơn rất nhiều so với ngôn ngữ cơ thể sử dụng khi đưa ra thông điệp. Qua nghiên cứu, họ suy ra rằng những gì mà người nghe thực sự hiểu chính xác về nội dung chỉ chiếm khoảng dưới 10%, 30% được hiểu thông qua cường độ và giọng nói, 60% còn lại là do các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ khác (ngôn ngữ cơ mặt, cử chỉ). Mà cử chỉ OK thì tức là đồng ý với người khác rồi đúng không?Nguồn: https://topchuan.com/top-14-dieu-tuyet-doi-khong-nen-lam-khi-di-du-lich-nuoc-ngoai/