Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Top 7 Món ngon dưới 5.000đ ngon nhất Sài Gòn

0 comments
Sài Gòn nổi tiếng với những món ăn đường phố ngon và hấp dẫn. Một trong những điểm khiến nhiều người yêu thích là món ăn Sài Gòn không những ngon mà lại còn rẻ. Dưới đây là danh sách những món bánh thơm ngon, hấp dẫn mà giá lại chỉ từ 5k trở xuống, bảo đảm sẽ khiến bạn thích thú. Chính những hương vị bình dị, mộc mạc, quê hương từ những món bánh này mà nhiều người có cơ hội trở về tuổi thơ. Mặc dù giá rất rẻ, nhưng vị ngon của các loại bánh này thật sự sẽ khiến bạn cũng như rất nhiều du khách hài lòng. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Takoyaki - 2.500đ/viên

Takoyaki là một loại bánh nướng ăn nhẹ có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau.

Takoyaki ban đầu được bán tại Osaka nơi ở của một người bán thức ăn đường phố có tên Endo Tomekichi thường làm món bánh nướng bọc nhân thịt bò chấm nước tương, nhưng sau khi ăn thử món akashiyaki và bị ấn tượng mạnh vào năm 1935 thì ông đã chuyển sang làm nhân bạch tuộc và gọi nó là Takoyaki. Món này sau đó đã trở nên nổi tiếng tại vùng Kinki trước khi lan ra toàn Nhật Bản. Các tạp chí bắt đầu giới thiệu về nó trước chiến tranh thế giới thứ hai như một món ăn đặc sản của Osaka làm cho những người nấu món này cũng nhiều hơn. Ban đầu món ăn được bán trong các quầy chế biến thực phẩm yatai tại các dịp lễ hội nhưng sau đó các nhà hàng chuyên phục vụ takoyaki đã mọc lên và đến năm 1955 thì đã có 5000 nhà hàng và quán ăn phục vụ món này riêng ở Osaka. Hiện tại thì Takoyaki cũng được bán thành các vỉ/phần làm sẵn tại siêu thị. Cũng như gần đây thì loại bánh này bắt đầu đi ra ngoài Nhật Bản đến các nước khác.

Cách ăn ban đầu của Takoyaki là cứ bỏ vào miệng nhai chứ không có nước sốt. Nước sốt của món này chỉ bắt đầu được làm sau chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1948. Các cửa hàng khác nhau có thể điều chế nước sốt theo công thức riêng với các hương vị khác nhau.

ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO:

  • Takoyaki Nguyễn Biểu -  Quận 5
  • Takoyaki Nguyễn Thượng Hiền - Quận 3
  • Takoyaki Vỉa hè - Quận 8
  • Takoyaki Trần Hưng Đạo - Quận 5

Takoyaki - 2.500đ/viên

Bánh bèo chén - 2.000đ/cái

Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng có nhiều ở miền Nam Việt Nam. Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.

Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.

Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bè bèo.


ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO:


  • Bánh bèo - bột lọc chợ Bến Thành, quận 1
  • Bánh bèo chén D5 - quận Bình Thạnh
  • Bánh Bèo Thanh Nga -  quận 3
  • Bánh Bèo Thiên Hương -  Sân vận động Phú Thọ, quận 10

Bánh bèo chén - 2.000đ/cái

Bánh bò thốt nốt - 5.000đ/cái

Bánh làm từ bột mì trộn với trứng đánh thật đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó đổ vào chảo nhôm nhỏ, đường kính tầm 20cm. Bánh chín tạo thành cỡ lòng bàn tay, ở giữa nhô lên một chóp ngọn khá lạ mắt.

Chiếc bánh bình dân nhưng lại mang đến một hương vị độc đáo và thơm ngon. Lớp viền bánh được nướng vàng đều, mỏng và thơm. Thưởng thức đến phần nhân ú nụ ở giữa, vị ngọt thanh đặc trưng của đường thốt nốt thêm vào đó là chút béo ngậy của trứng, bột thì xốp mềm. Do đó, chẳng cần cầu kì nhân mặn, ngọt gì cả nhưng món bánh này lại được lòng mọi thực khách.

Và chiếc xe đẩy đơn sơ trên đường Nguyễn Trãi là nơi hiếm hoi bán món bánh này chỉ với mức giá 5.000đ/cái . Ngoài bánh truyền thống thì người bán còn cho thêm sốt trà xanh, dâu tây hay socola để tạo nên những hương vị mới. Bánh được làm liên tục nên bạn không phải lo về độ nóng mới của bánh đâu nhé. Giá mỗi bánh chỉ 5.000đ/cái, chắc phải nhâm nhi tận 2 – 3 cái cho đã miệng mới đủ.

ĐỊA CHỈ THAM KHẢO: 

  • Xe bánh Bò Thốt Nốt - Nguyễn Trãi và Lê Hồng Phong, quận 5
  • Bánh Bò Thốt Nốt - Vĩnh Viễn, quận 10
  • Bánh Bò Thốt Nốt - Nguyễn Sơn, quận Tân Phú

Bánh bò thốt nốt - 5.000đ/cái

Bánh tai yến - 4.000đ/cái

Món bánh dân dã đã quen thuộc với bao thế hệ người Sài Gòn chỉ có 4.000đ mỗi chiếc, đó chính là bánh tai yến. Bánh có hình dạng giống tổ chim yến, đơn giản chỉ làm bằng bột gạo pha với một ít bột năng, gia vị gồm có nước cốt dừa, đường cát, hương liệu mùi vani cho thơm, tất cả tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Cách đổ bánh cũng phải điệu nghệ, khi dầu sôi thì úp từng thìa bột xuống chảo, động tác phải nhanh và dứt khoát để bột bám vào nhau tạo thành một viền tròn cong cong bên ngoài. Bánh chín đều, vàng ươm sẽ có hình tựa như chiếc nón úp ngược, bột ở giữa phồng nhô lên nhìn rất vui mắt.

Chiếc bánh tai yến đúng chuẩn phải đảm bảo độ dai dai, sừn sựt của bột gạo trong lòng bánh, lớp vỏ bên ngoài xốp, hương vị phải hài hòa giữa cái thanh mát của đường và chút béo thơm từ nước dừa.

ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO:

  • Bánh Tai Yến - đường 3/2, quận 11
  • Gánh Bánh Tai Yến - Võ Văn Tần, quận 3
  • Gánh Bánh Tai Yên - Nguyễn Trãi, quận 5

Bánh tai yến - 4.000đ/cái

Há cảo - 1.000đ đến 3.000đ/cái

Há cảo là một món ẩm thực có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Món ăn này được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng, dimsum.Há cảo cấu tạo gồm hai phần là vỏ bánh và nhân thịt. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột há cảo, bột năng, nhân bánh thì có thể đa dạng gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả, nguyên liệu làm gồm nước sôi để luộc, dầu mỡ, hành, mắm, muối... há cảo thông dụng là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên.

Há cảo
tùy theo mỗi quốc gia có cách chế biến, gia giảm khác nhau. Há cảo kiểu Việt Nam khi chín có độ trắng trong và ăn mềm, há cảo kiểu Nhật hay Hàn Quốc khi ăn bánh vẫn còn giòn tan như cái giòn của vỏ bánh xèo. Cũng từ một nguồn há cảo gốc Trung Hoa khi đến các nước khác, nó được biến hoá cho phù hợp với văn hóa của đất nước đó mà trở nên đa dạng hơn.

Tuy là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng nguyên liệu và cách làm lại khá gần gũi với người Việt Nam. Há cảo được biến tấu thành nhiều vị khác nhau, tùy thuộc vào sở thích ăn của từng người để trộn nhân bánh. Có há cảo nhân tôm cua, há cảo nhân hẹ, nhân rau củ… Há cảo sau khi cuốn được chiên giòn trong dầu vàng ươm, giòn tan, ăn rất ngon miệng.

ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO: 

  • Há Cảo - Lê Quang Sung, quận 6
  • Há Cảo Gia Hòa- Khu chợ Thủ Đô, quận 5
  • Há Cảo Ngọc Lan -Vĩnh Viễn, quận 10
  • Há Cảo - Nguyễn Văn Lạc, quận Bình Thạnh

Há cảo - 1.000đ đến 3.000đ/cái

Bò Bía - 3.000đ/cuốn

Bò bía, còn gọi là bía hay bánh bía là món cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông) và Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện phổ biến ở Đài Loan, Singapore và Malaysia. Tại Phúc Kiến, món này thường dùng ở Hạ Môn, còn ở Quảng Đông, món ăn phổ biến tại vùng Triều Sán ở phía đông của tỉnh trong lễ thanh minh. Tại Việt Nam, món này do các di dân Triều Châu du nhập vào.

Tại Việt Nam, bò bía mặn được làm bằng các nguyên liệu gồm lạp xường, trứng gà tráng, cà rốt, rau xà lách, củ đậu (miền Nam gọi là củ sắn), hay su hào, tôm khô, rau thơm... tất cả thái nhỏ và cuộn trong bánh tráng làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.

Đối với loại bò bía ngọt, nguyên liệu gồm một thanh kẹo mạch nha hay thay đường cuốn cùng dừa nạo (cơm dừa).

ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO:

  • Bò bía -  Hàn Hải Nguyên, Quận 11
  • Bò bía - Trần Bình Trọng, Quận 5
  • Bò bía Lý - Nguyễn Văn Giai,quận 1
  • Bò bía chợ Tân Định - Nguyễn Hữu Cầu, quận 1

Bò Bía - 3.000đ/cuốn

Xíu mại khô - 2.000đ/cái

Xíu mại khô  là một trong những món ăn điểm tâm (Dim sum) của người Trung Quốc. Ở Việt Nam món xíu mại được chế biến theo phong cách đặc trưng của ẩm thực Việt Nam (với các công đoạn như vo viên, trộn gia vị và hấp), trông giống thịt viên, món này thường được dùng với cơm hoặc kẹp vào bánh mì. Đây là món ăn dễ làm mà chi phí lại khá rẻ. Đây là món có tính mềm, dễ ăn, dễ tiêu hoá, hợp cho cả người già và trẻ em.

Nguyên liệu chính của món xíu mại là thịt heo (đã xay hoặc băm nhuyễn, cần lưu ý nên dùng nạc heo có mỡ để làm, các phần thịt heo sau có thể dùng làm xíu mại và thịt thăn lưng là phần thịt ngon nhất, khi thịt thăn được pha ra thành thỏi dài luôn có một lớp mỡ mỏng bao quanh, giữ phần mỡ này lại, đối với thịt mông có lớp mỡ, pha thịt sao cho phần mỡ chỉ bằng 1/5 phần nạc, không lấy da), bột năng, nước sốt cà chua, dầu ăn, tỏi, bột nêm, tiêu, đường, cà chua...

Đặc biệt nhất là hỗn hợp nước chấm pha sẵn từ giấm và nước tương, cũng như các món ăn kèm bao gồm rau răm và hành phi. Sự kết hợp thú vị này khiến cho hình thái của món ăn khác xa so với nguyên bản, nhưng cũng ngon và hấp dẫn không kém.

ĐỊA ĐIỂM THAM KHẢO:

  • Xíu mại khô - Nguyễn Thị Minh Khai,  Quận 3
  • Xíu mại -  Vĩnh Viễn, quận 10
  • Xíu mại chấm sốt xí muội - Bùi Hữu Nghĩa, quận 5
  • Xíu mại Cô Giang - Chợ Lớn, quận 5

Xíu mại khô - 2.000đ/cái

Nguồn: https://topchuan.com/top-8-mon-ngon-duoi-5-000d-ngon-nhat-sai-gon/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét