Thực hành dẫn chương trình nhiều lần trước gương
Bạn cần làm đi làm lại, làm đi làm lại nhiều lần với kịch bản chương trình của bạn đến khi bạn nắm rõ được nội dung và chủ động được với lời dẫn của mình. Khi tập dẫn trước gương bạn hãy nhìn vào một điểm cố định (bạn có thể đánh dấu bằng một chấm nhỏ trên gương vừa tầm mắt của mình) hoặc nhìn vào mắt của chính bạn. Như vậy, khi dẫn bạn sẽ có ánh mắt giao cảm, dễ gần và không bị liếc ngang dọc vì khi bạn liếc mắt lung tung nhìn sẽ rất gian đấy. Thêm nữa, bạn có thể tập dẫn cùng những người bạn của mình hoặc người thân trong gia đình cũng khá hiệu quả đấy. Họ có thể góp ý và sửa cho bạn những thiếu sót trong quá trình dẫn thử.Kỹ năng cuốn hút khán giả
Người dẫn chương trình phải biết cách giữ khán giả ở lại với mình. Nếu phong cách dẫn nhàm chán sẽ làm khán giả bỏ về hoặc chuyển kênh khác. Bạn cần tạo không khí sôi nổi, vui tươi và hoạt náo khán giả với những chương trình mang tính giải trí như: ca nhạc, gameshow,... Bạn nhớ chú ý tương tác với khán giả bằng ánh mắt, nụ cười hoặc ngữ điệu của giọng nói, hình thể... Đôi khi bạn cần lắng nghe, để ý đến phản ứng của khán giả theo chiều hướng nào để điều chỉnh phù hợp và "kéo" khán giả ở lại với chương trình.Con đường bạn sẽ chọn khi làm người dẫn chương trình
Bạn hãy xác định mình muốn trở thành người dẫn chương trình như thế nào: MC truyền hình, MC sự kiện hay MC hội chợ, đám cưới. Với mỗi loại hình MC lại có một phong cách riêng:- MC truyền hình dẫn các chương trình chính luận, bản tin, phóng sự... với phong cách trang trọng, nghiêm túc nhưng vẫn rất gần gũi.
- MC sự kiện thường dẫn trong lễ khai trương, ra mắt sản phẩm mới... thể hiện sự tưng bừng, hoạt náo.
- MC hội chợ, đám cưới cần sôi nổi, vui vẻ và một chút hóm hỉnh nữa nhé.
Đừng biến bản thân thành một chiếc máy nói
Người dẫn chương trình phải là một người biết chọn lọc và có sự sáng tạo chứ không phải là một chiếc loa phát ra âm thanh, bạn cần làm chủ mọi lời nói và hành động của mình. Nói dài nói dai thành ra nói dại, đừng lặp lại hoặc quá lan man vào một vấn đề và khi đó có thể bạn sẽ đi không đúng trọng tâm. Cũng không nên quá công thức, dập khuôn sẽ làm lời dẫn trở nên khô khan, cứng nhắc và không hấp dẫn khán giả.Kỹ năng trang điểm và lựa chọn trang phục phù hợp với chương trình
Bạn đừng nghĩ rằng điều này đơn giản nhé. Ngược lại, nó khá phức tạp và cần đến sự tinh tế của mỗi người. Nếu có chuyên viên trang điểm cho MC thì rất tiện lợi nhưng nếu phải tự mình trang điểm thì bạn sẽ phải học cách trang điểm sao cho phù hợp với ánh sáng, không gian và nội dung của chương trình đó. Chọn trang phục cần màu sắc tươi sáng, thích hợp hơn cả là những gam màu nóng và nên tránh màu xanh da trời hoặc áo, váy kẻ sọc khi dẫn trong trường quay phải ki hình nhé. Ngoài ra, trang phục đó phải phù hợp với ý nghĩa của chương trình bạn sẽ dẫn. Ví dụ: Bạn không thể mặc một bộ đầm dạ hội quyến rũ, sexy để dẫn chương trình cho lễ tri ân, tưởng nhớ. Đối với trang sức hoặc phụ kiện phải phù hợp với nội dung và thông điệp của chương trình. Khi bạn dẫn chương trình về nông nghiệp, nông dân bạn không thể đeo một bộ trang sức lấp lánh, sang trọng và rườm rà nhìn sẽ rất phản cảm.Biên tập kịch bản và lời dẫn
Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu của người dẫn chương trình bởi kịch bản có nhiều sai sót hoặc lời dẫn khô khan sẽ làm mất đi sự hấp dẫn của chương trình và làm khán giả khó chịu. MC cần biên tập kịch bản sao cho diễn đạt phải phù hợp, văn phòng logic và câu chữ đúng nghĩa, đồng thời kết cấu chương trình phải đảm bảo yếu tố thời gian và đầy đủ nội dung.Nguồn: https://topchuan.com/top-8-ky-nang-can-thiet-nhat-de-tro-thanh-nguoi-dan-chuong-trinh/